Tân Sơn Tập Trung Xóa Đói, Giảm Nghèo

Những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Sơn đã không ngừng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo huy động được sức mạnh cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết, thống nhất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; Huyện ủy Tân Sơn đã ban hành Thông tri về Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
Tỷ lệ hộ nghèo từ 48,8% năm 2010 xuống còn 24,88% năm 2013; thu nhập bình quân đầu người từ 6,75 triệu đồng/người năm 2010 tăng lên 12,23 triệu đồng/người năm 2013. Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nên huyện đã tuyên truyền, quán triệt sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, đủ chủ trương cũng như giải pháp thực hiện.
Đảng bộ các xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; tạo điều kiện cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế góp phần giảm số hộ nghèo theo từng năm.
Từ năm 2011 đến nay, huyện Tân Sơn đã thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hơn 19 nghìn lượt hộ với tổng nguồn vốn gần 38 tỷ đồng. Trong đó, đã hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ rừng hơn 1,5 tỷ đồng; hỗ trợ mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao đạt hơn 12 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi có giá trị kinh tế cao đạt gần 22 tỷ đồng...
Từ chương trình này, mô hình trồng cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai tây, đậu tương đã được bà con nông dân áp dụng hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất từ 50,5 tạ/ha năm 2011 lên 52 tạ/ha; diện tích trồng chè tăng 350ha; hỗ trợ 829 con bò lai sind và đã sinh sản được 370 con; 284 trâu sinh sản, đã sinh sản được 97 con và hơn 3.500 con gà sinh sản được hơn 4.200 con...
Sự hỗ trợ đúng hướng này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với đồng bào dân tộc vùng cao. Nhiều mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho giá trị kinh tế cao như trâu, bò sinh sản, nuôi lợn rừng lai, gà nhiều cựa, rau đặc sản, kinh tế vườn rừng, trang trại... đang được nhân rộng và phát triển mạnh tạo hướng phát triển hàng hóa, đặc sản, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân.
Gia đình ông Đinh Văn Lâm xóm Bến Đáng, xã Minh Đài trước đây luôn trong tình trạng đói nghèo, thường xuyên đứt bữa. Từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo của huyện, năm 2010, gia đình ông mua được một con bò sinh sản, đến nay đã cho 2 bê con. Ông Lâm cho biết: “Được sự hỗ trợ từ chương trình giảm nghèo, gia đình tôi đã thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi có hiệu quả này. Bà con dân tộc ơn Đảng, Chính phủ đã đem ấm no đến với bản làng” .
Xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, Đảng bộ Minh Đài đã phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhiều cán bộ, đảng viên “Miệng nói, tay làm” gương mẫu đi đầu đưa giống, cây con mới vào sản xuất trong chương trình xây dựng nông thôn mới, đã tiên phong trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiến đất làm đường, đóng góp ngày công; kiên trì giải thích cho người dân hiểu rõ chương trình xây dựng nông thôn mới là góp phần giảm nghèo, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, hạn chế tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực của Nhà nước.
Nhân dân xóm Tân Lập và xóm Trào xã Minh Đài đã đóng góp 250 triệu đồng, công lao động để cùng với Nhà nước hỗ trợ xi măng làm 500m đường bê tông nông thôn; công khai bình xét các gia đình tham gia dự án nuôi bò, dê của Chương trình 30a, Chương trình Viettel và Chương trình đầu tư của Hội chữ thập đỏ tạo sự đồng thuận giúp người dân chủ động, tích cực bàn bạc các vấn đề tìm hướng thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201412/tan-son-tap-trung-xoa-doi-giam-ngheo-2382692/
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.

Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.

Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.

Cao su đã vào mùa cạo mủ được khoảng 1,5 tháng thì giá mủ rớt dần khiến những chủ vườn ở Tánh Linh, Đức Linh còn ngại ngần, chưa cạo.

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.