Tân Hồng (Đồng Tháp) Đẩy Mạnh Phát Triển Ngành Hàng Bò

Những năm gần đây, ngoài phát triển thế mạnh cây lúa, huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những ngành kinh tế trọng yếu được huyện ưu tiên chọn làm ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
Tân Hồng là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi về thỗ nhưỡng cũng như về giao thông để phát triển ngành chăn nuôi bò. Khoảng 2 năm trở lại đây, quy mô tổng đàn bò của huyện không ngừng lớn mạnh, hiện có khoảng 10 ngàn con, tăng trên 2,5 ngàn con so với năm 2013. Song song với việc đẩy nhanh phát triển số lượng thì chất lượng đàn bò của huyện cũng được cải tạo đồng bộ.
Trước kia, phần lớn người chăn nuôi chỉ sử dụng các giống bò chất lượng thấp của địa phương hoặc nhập từ thị trường Campuchia thì những năm trở lại đây, nhiều giống bò lai mới, chất lượng cao như bò lai sind được bà con chăn nuôi phổ biến, chiếm gần 60% so với tổng đàn.
Một trong những yếu tố để ngành chăn nuôi bò của huyện Tân Hồng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua là có sự góp phần thúc đẩy kích cầu thị trường của một số lò giết mổ gia súc. Nếu như trước đây các lò giết mổ bò trên địa bàn huyện chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ hẹp thì hiện nay, quy mô, công suất của các điểm giết mổ bò tập trung nâng lên rõ rệt.
Hiện tại, trên địa bàn huyện có 3 điểm giết mổ bò và bê tập trung, công suất trung bình khoảng 80 - 100 con/ngày. Vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ, Tết, công suất của các lò giết mổ tăng gấp đôi so với ngày thường.
Nhờ đảm bảo công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thú y nên các sản phẩm thịt bò, bê của huyện Tân Hồng được thị trường TP. HCM, Bình Dương rất ưa chuộng. Ngoài ra, các phụ phẩm bò như: lòng, đầu, chân được chuyển đi tiêu thụ ở các huyện, thị lân cận và thị trường Campuchia.
Song song với việc có được thị trường tiêu thụ thịt bò, bê ổn định ở các thành phố lớn, các cơ sở giết mổ này còn là đầu mối thu mua bò thương phẩm cho bà con ở địa phương, góp phần ổn định giá cả để người dân yên tâm phát triển chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Phước ngụ ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng chia sẻ: “Những năm gần đây, nhờ các lò giết mổ hoạt động mạnh nên giá cả bò thịt gần đây rất ổn định. Hiện tại, tôi đã chuyển hẳn 1ha đất trồng lúa để trồng cỏ nuôi bò. Với giá lúa lên xuống bấp bênh như hiện nay thì nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa”.
Ông Nguyễn Văn Tài - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Hồng cho biết: “Trong kế hoạch dài hạn sắp tới, huyện sẽ chọn con bò là ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Theo kế hoạch của đề án, đến năm 2020 huyện phấn đấu đưa tổng đàn bò toàn huyện đạt từ 18 - 20 ngàn con bò; tập trung xây dựng kế hoạch về phát triển chăn nuôi và giết mổ cho địa phương theo hướng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng như ổn định đầu ra cho người chăn nuôi”.
Có thể bạn quan tâm

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.

Trong quá trình sản xuất, phần lớn nông dân huyện Phú Tân nuôi xen canh tôm với cua, cá các loại. Phổ biến là nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống kết hợp với nuôi cua. Hiện nay, bà con đang vào thời điểm thu hoạch cua. Giá cua gạch hiện ở mức hơn 400.000 đồng/kg, cua thịt các loại từ 100.000 đến 180.000 đồng/kg.

Trong một lần tình cờ xem chương trình “Bạn nhà nông” giới thiệu mô hình nuôi ếch khá hiệu quả của một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh, ông Phương đã tìm đến học một số kỹ thuật nuôi cơ bản. Sau đó, ông đặt mua 2.000 con ếch giống Thái Lan về nuôi thử nghiệm trong 5 ao (16m2/ao).