Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ.
Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.
Nguyên liệu để phối trộn và cách ủ: rơm khô 100kg, nước sạch 100 lít, đạm ure 4kg, cám gạo 2kg, thùng tưới có gương sen, tấm che.
Hòa ure vào nước theo từng lần với lượng ure và nước bằng nhau (ví dụ 10kg ure + 10 lít nước), rắc đều cám vào rơm, cho dung dịch ure vào thùng gương sen và tưới đều lên từng lớp rơm trong hố ủ, vừa tưới vừa dẫm để nén chặt rơm trong hố, tưới từ từ để dung dịch ure ngấm đều vào rơm.
Che đậy thật kín miệng hố ủ.
Rơm ủ được khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho trâu bò ăn, lấy ra đến đâu cho ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc hố ủ, tải ra nơi thoáng mát khoảng 30 phút cho bớt mùi nồng mới cho bò ăn.
Đậy kín miệng hố để không lọt khí và lấy tiếp lần sau.
Rơm ủ tốt sẽ có màu nâu sáng, không khô, không ướt, mềm, có mùi NH3 đậm đặc, đáy hố không có nước đọng.
Trình diễn máy băm phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại xã Tây Thuận - Tây Sơn.
Ủ chua ngọn lá mía: 100kg ngọn lá mía còn tươi xanh sau thu hoạch, 10kg cám gạo hoặc bột mì, 0,5kg muối ăn.
Kích thước hố hoặc túi ủ: dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m, có sức chứa khoảng 3m3, hố xây đôi (2 ngăn).
Dùng máy băm chuyên dùng để băm ngọn lá mía ra từng đoạn dài 3 - 5cm, phần búp ngọn hơi cứng nên cần đập dập trước khi băm; trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu nói trên rồi cho vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho tới khi đầy, phủ kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi ủ để đảm bảo thật kín (yếm khí).
Sau ủ 2 - 3 tuần lấy ngọn lá mía cho bò ăn, lấy đủ lượng cho ăn theo bữa, đậy kín miệng hố để lấy lần sau. Một con bò trưởng thành có thể ăn 15 - 20 kg/ngày đêm nếu nuôi nhốt; 5 - 10 kg/ngày nếu kết hợp chăn thả.
Ủ chua thân ngọn lá mì: 100kg thân ngọn lá mì còn tươi xanh + 10kg cám gạo hoặc bột mì + 0,5kg muối ăn.
Kích thước hố hoặc túi ủ như trên. Băm nhỏ thân, ngọn, lá mì bằng máy băm chuyên dụng, trộn đều các nguyên liệu trên rồi cho vào hố (túi) ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho đến khi đầy, phủ kín miệng hố.
Sau khi ủ khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho bò ăn, lấy lượng vừa ăn hết theo bữa, đậy kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi để dùng lần sau.
Lượng cho ăn một ngày đêm với bò trưởng thành từ 5 - 10 kg/con kết hợp với cho ăn cỏ cắt hoặc chăn thả.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.