Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
Ngày đăng: 12/10/2015

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ.

Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.

Nguyên liệu để phối trộn và cách ủ: rơm khô 100kg, nước sạch 100 lít, đạm ure 4kg, cám gạo 2kg, thùng tưới có gương sen, tấm che.

Hòa ure vào nước theo từng lần với lượng ure và nước bằng nhau (ví dụ 10kg ure + 10 lít nước), rắc đều cám vào rơm, cho dung dịch ure vào thùng gương sen và tưới đều lên từng lớp rơm trong hố ủ, vừa tưới vừa dẫm để nén chặt rơm trong hố, tưới từ từ để dung dịch ure ngấm đều vào rơm.

Che đậy thật kín miệng hố ủ.

Rơm ủ được khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho trâu bò ăn, lấy ra đến đâu cho ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc hố ủ, tải ra nơi thoáng mát khoảng 30 phút cho bớt mùi nồng mới cho bò ăn.

Đậy kín miệng hố để không lọt khí và lấy tiếp lần sau.

Rơm ủ tốt sẽ có màu nâu sáng, không khô, không ướt, mềm, có mùi NH3 đậm đặc, đáy hố không có nước đọng.

 

Trình diễn máy băm phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại xã Tây Thuận - Tây Sơn.

Ủ chua ngọn lá mía: 100kg ngọn lá mía còn tươi xanh sau thu hoạch, 10kg cám gạo hoặc bột mì, 0,5kg muối ăn.

Kích thước hố hoặc túi ủ: dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m, có sức chứa khoảng 3m3, hố xây đôi (2 ngăn).

Dùng máy băm chuyên dùng để băm ngọn lá mía ra từng đoạn dài 3 - 5cm, phần búp ngọn hơi cứng nên cần đập dập trước khi băm; trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu nói trên rồi cho vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho tới khi đầy, phủ kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi ủ để đảm bảo thật kín (yếm khí).

Sau ủ 2 - 3 tuần lấy ngọn lá mía cho bò ăn, lấy đủ lượng cho ăn theo bữa, đậy kín miệng hố để lấy lần sau. Một con bò trưởng thành có thể ăn 15 - 20 kg/ngày đêm nếu nuôi nhốt; 5 - 10 kg/ngày nếu kết hợp chăn thả.

Ủ chua thân ngọn lá mì: 100kg thân ngọn lá mì còn tươi xanh + 10kg cám gạo hoặc bột mì + 0,5kg muối ăn.

Kích thước hố hoặc túi ủ như trên. Băm nhỏ thân, ngọn, lá mì bằng máy băm chuyên dụng, trộn đều các nguyên liệu trên rồi cho vào hố (túi) ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho đến khi đầy, phủ kín miệng hố.

Sau khi ủ khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho bò ăn, lấy lượng vừa ăn hết theo bữa, đậy kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi để dùng lần sau.

Lượng cho ăn một ngày đêm với bò trưởng thành từ 5 - 10 kg/con kết hợp với cho ăn cỏ cắt hoặc chăn thả.


Có thể bạn quan tâm

Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ Trại Chim Trĩ Đỏ Ở Xứ Nghệ

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

11/05/2012
Làng Cá Bè Điêu Đứng Làng Cá Bè Điêu Đứng

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

20/04/2012
Thái Bình Căng Sức Chống Chọi Sâu Cuốn Lá Thái Bình Căng Sức Chống Chọi Sâu Cuốn Lá

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

15/07/2012
Giống Cây Ăn Trái Ngoại Hút Hàng Giống Cây Ăn Trái Ngoại Hút Hàng

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.

11/05/2012
Nguy Cơ Bùng Phát Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá Nguy Cơ Bùng Phát Vàng Lùn - Lùn Xoắn Lá

Nhiều diện tích lúa hè thu (HT) sớm ở ĐBSCL đã bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) với tỷ lệ gây hại từ 10-30%. Nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ dịch bệnh lây lan sang diện tích lúa HT chính vụ (xuống giống trong tháng 5, 6) là rất lớn.

12/05/2012