Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò
Ngày đăng: 12/10/2015

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ.

Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.

Nguyên liệu để phối trộn và cách ủ: rơm khô 100kg, nước sạch 100 lít, đạm ure 4kg, cám gạo 2kg, thùng tưới có gương sen, tấm che.

Hòa ure vào nước theo từng lần với lượng ure và nước bằng nhau (ví dụ 10kg ure + 10 lít nước), rắc đều cám vào rơm, cho dung dịch ure vào thùng gương sen và tưới đều lên từng lớp rơm trong hố ủ, vừa tưới vừa dẫm để nén chặt rơm trong hố, tưới từ từ để dung dịch ure ngấm đều vào rơm.

Che đậy thật kín miệng hố ủ.

Rơm ủ được khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho trâu bò ăn, lấy ra đến đâu cho ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc hố ủ, tải ra nơi thoáng mát khoảng 30 phút cho bớt mùi nồng mới cho bò ăn.

Đậy kín miệng hố để không lọt khí và lấy tiếp lần sau.

Rơm ủ tốt sẽ có màu nâu sáng, không khô, không ướt, mềm, có mùi NH3 đậm đặc, đáy hố không có nước đọng.

 

Trình diễn máy băm phụ phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc tại xã Tây Thuận - Tây Sơn.

Ủ chua ngọn lá mía: 100kg ngọn lá mía còn tươi xanh sau thu hoạch, 10kg cám gạo hoặc bột mì, 0,5kg muối ăn.

Kích thước hố hoặc túi ủ: dài 2m, rộng 1m, sâu 1,5m, có sức chứa khoảng 3m3, hố xây đôi (2 ngăn).

Dùng máy băm chuyên dùng để băm ngọn lá mía ra từng đoạn dài 3 - 5cm, phần búp ngọn hơi cứng nên cần đập dập trước khi băm; trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu nói trên rồi cho vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho tới khi đầy, phủ kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi ủ để đảm bảo thật kín (yếm khí).

Sau ủ 2 - 3 tuần lấy ngọn lá mía cho bò ăn, lấy đủ lượng cho ăn theo bữa, đậy kín miệng hố để lấy lần sau. Một con bò trưởng thành có thể ăn 15 - 20 kg/ngày đêm nếu nuôi nhốt; 5 - 10 kg/ngày nếu kết hợp chăn thả.

Ủ chua thân ngọn lá mì: 100kg thân ngọn lá mì còn tươi xanh + 10kg cám gạo hoặc bột mì + 0,5kg muối ăn.

Kích thước hố hoặc túi ủ như trên. Băm nhỏ thân, ngọn, lá mì bằng máy băm chuyên dụng, trộn đều các nguyên liệu trên rồi cho vào hố (túi) ủ theo từng lớp dày khoảng 20cm, cho vào đến đâu nén chặt đến đấy cho đến khi đầy, phủ kín miệng hố.

Sau khi ủ khoảng 2 - 3 tuần thì lấy ra cho bò ăn, lấy lượng vừa ăn hết theo bữa, đậy kín miệng hố hoặc buộc chặt miệng túi để dùng lần sau.

Lượng cho ăn một ngày đêm với bò trưởng thành từ 5 - 10 kg/con kết hợp với cho ăn cỏ cắt hoặc chăn thả.


Có thể bạn quan tâm

Trúng Đậm Lúa Đông Xuân Ở Vĩnh Long Trúng Đậm Lúa Đông Xuân Ở Vĩnh Long

Từ giữa tháng 2, nhiều cánh đồng ở Vĩnh Long vào cao điểm thu hoạch vụ lúa Đông Xuân. Máy gặt đập liên hợp, xe kéo lúa hoạt động rôm rả khắp nơi… Thương lái cũng vào tận đồng mua lúa tươi. Nhiều nông dân hồ hởi: “Chưa năm nào lúa trúng mùa, trúng giá đậm như năm nay”.

05/03/2014
Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá Chọn Sản Xuất Lúa Giống Làm Khâu Đột Phá

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.

05/03/2014
Đâu Là Giống Cây Trồng Chủ Lực? Đâu Là Giống Cây Trồng Chủ Lực?

Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.

05/03/2014
Nông Dân Muốn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Trồng Bưởi Nông Dân Muốn Chuyển Đổi Từ Lúa Sang Trồng Bưởi

Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.

05/03/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Ở Huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)

Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.

05/03/2014