Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò
Ngày đăng: 03/03/2014

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Chị Châu Thị Láng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp, cho biết: Toàn thôn có 300 hội viên phụ nữ thì hầu như các hộ có hội viên đều có chăn nuôi bò, nhà nuôi ít nhất là 3 con, nhiều nhất là 15 con. Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều hộ gia đình ở đây có điều kiện cho con cái ăn học đầy đủ, có tiền xây cất nhà cửa và chi phí trong gia đình khi cần số tiền lớn. Nhiều năm nay, có nhiều hộ gia đình thoát nghèo cũng nhờ chăn nuôi bò.

Chị Trần Thị Mỹ Thúy, ở xóm 2, thôn Hòa Hiệp vui vẻ cho biết, từ khi chị lập gia đình đến nay gần 20 năm là cũng chừng ấy thời gian gia đình sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chị nói: “Ở đây, đất đai bạc màu, mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ lúa mà năng suất rất thấp. Do khó khăn về nước tưới nên đồng ruộng thường bỏ không. Vì vậy, gia đình tôi tận dụng đất đồi gò chuyển sang đầu tư nuôi bò để tạo nguồn thu nhập cho gia đình”.

Hiện nay trong nhà chị Thúy có 10 con bò lớn nhỏ, hàng năm chị bán từ 1 đến 2 con, thu về trên 20 triệu đồng. Nhờ có nguồn thu nhập từ bán bò, chị Thúy mới có thể chu cấp cho 2 con đang theo học ĐH và CĐ tại TP Hồ Chí Minh. “Ngoài chăn nuôi bò, gia đình tôi còn nuôi thêm heo, gà, vịt, tuy nhiên bò vẫn là vật nuôi đem lại nhiều lợi ích nhất và hiệu quả kinh tế cũng cao nhất”, chị Thúy nhận xét.

Không chỉ vậy, để giúp đỡ nhau phát triển chăn nuôi bò, ở xóm 3, thôn Hòa Hiệp từ 10 năm nay đã hình thành và duy trì mô hình vần đổi công cho nhau chăn thả bò.

Hiện ở xóm này có vài nhóm, mỗi nhóm tập hợp 3 - 4 hộ chăn nuôi bò, thay phiên nhau mỗi ngày cắt cử một người thả bò lên núi cho ăn, đến chiều thì lùa về. Lợi ích từ mô hình này là giúp cho các hộ tiết kiệm được nhiều thời gian để làm những công việc khác.

Để duy trì và phát triển phong trào chăn nuôi bò, trong năm 2013, Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp đã tín chấp cho 20 chị vay 526 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mỗi chị vay từ 25-30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò. Nhờ vậy đàn bò của thôn Hòa Hiệp đến nay đã phát triển lên trên 2.000 con, trong đó bò lai chiếm trên 85% tổng đàn.


Có thể bạn quan tâm

Người Trồng Dưa Hấu Trúng Giá Lớn Người Trồng Dưa Hấu Trúng Giá Lớn

Với giá dưa cao “kỷ lục” tại ruộng vào khoảng 9.000 đến 11.000 đồng/kg, vụ dưa năm nay, nông dân tại huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) được mùa trúng đậm.

22/01/2014
Dưa Hấu Long An Trúng Giá Dưa Hấu Long An Trúng Giá

Giá dưa hấu loại 1 bán tại vườn ở xã Kiến Tường, Mộc Hóa, Long An ngày 16-1 là 13.500 đồng/kg, cao gấp sáu lần năm ngoái mùa Tết năm ngoái mà nguyên nhân là do người trồng dưa hấu năm ngoái bị lỗ nặng nên sau đó chuyển sang trồng thanh long, diện tích trồng dưa hấu giảm mạnh.

22/01/2014
Mở Rộng Diện Tích Sản Xuất Vải Thiều VietGAP Lên 8.500 Ha Mở Rộng Diện Tích Sản Xuất Vải Thiều VietGAP Lên 8.500 Ha

Năm 2014, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn đấu mở rộng diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP lên 8.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2013.

22/01/2014
Bưởi Hồ Lô Đắt Hàng Bưởi Hồ Lô Đắt Hàng

Một cửa hàng khác trên đường Nguyễn Tri Phương đang bày bán bưởi hồ lô cho hay, hiện nay người tiêu dùng đang mua bưởi hồ lô khá nhiều, không chỉ tiêu thụ ở TPHCM mà nhiều người mua cho biết đóng hàng gửi ra Hà Nội cho người thân.

22/01/2014
Sản Lượng Cam 27.000 Tấn, Đạt Giá Trị 250 Tỷ Đồng Sản Lượng Cam 27.000 Tấn, Đạt Giá Trị 250 Tỷ Đồng

Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện có hơn 2.200 ha cam cho thu hoạch. Vụ cam năm nay Hàm Yên ước thu 27.000 tấn quả, đạt giá trị 250 tỷ đồng, tăng gần gấp hai vụ cam năm ngoái; nhiều nhất là Tân Thành trên 10.000 tấn; Yên Thuận gần 3.500 tấn; Yên Lâm 4.100 tấn; Minh Khương 3.000 tấn…

22/01/2014