Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò

Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò
Ngày đăng: 03/03/2014

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Chị Châu Thị Láng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp, cho biết: Toàn thôn có 300 hội viên phụ nữ thì hầu như các hộ có hội viên đều có chăn nuôi bò, nhà nuôi ít nhất là 3 con, nhiều nhất là 15 con. Nhờ chăn nuôi bò mà nhiều hộ gia đình ở đây có điều kiện cho con cái ăn học đầy đủ, có tiền xây cất nhà cửa và chi phí trong gia đình khi cần số tiền lớn. Nhiều năm nay, có nhiều hộ gia đình thoát nghèo cũng nhờ chăn nuôi bò.

Chị Trần Thị Mỹ Thúy, ở xóm 2, thôn Hòa Hiệp vui vẻ cho biết, từ khi chị lập gia đình đến nay gần 20 năm là cũng chừng ấy thời gian gia đình sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Chị nói: “Ở đây, đất đai bạc màu, mỗi năm chỉ làm 1-2 vụ lúa mà năng suất rất thấp. Do khó khăn về nước tưới nên đồng ruộng thường bỏ không. Vì vậy, gia đình tôi tận dụng đất đồi gò chuyển sang đầu tư nuôi bò để tạo nguồn thu nhập cho gia đình”.

Hiện nay trong nhà chị Thúy có 10 con bò lớn nhỏ, hàng năm chị bán từ 1 đến 2 con, thu về trên 20 triệu đồng. Nhờ có nguồn thu nhập từ bán bò, chị Thúy mới có thể chu cấp cho 2 con đang theo học ĐH và CĐ tại TP Hồ Chí Minh. “Ngoài chăn nuôi bò, gia đình tôi còn nuôi thêm heo, gà, vịt, tuy nhiên bò vẫn là vật nuôi đem lại nhiều lợi ích nhất và hiệu quả kinh tế cũng cao nhất”, chị Thúy nhận xét.

Không chỉ vậy, để giúp đỡ nhau phát triển chăn nuôi bò, ở xóm 3, thôn Hòa Hiệp từ 10 năm nay đã hình thành và duy trì mô hình vần đổi công cho nhau chăn thả bò.

Hiện ở xóm này có vài nhóm, mỗi nhóm tập hợp 3 - 4 hộ chăn nuôi bò, thay phiên nhau mỗi ngày cắt cử một người thả bò lên núi cho ăn, đến chiều thì lùa về. Lợi ích từ mô hình này là giúp cho các hộ tiết kiệm được nhiều thời gian để làm những công việc khác.

Để duy trì và phát triển phong trào chăn nuôi bò, trong năm 2013, Chi hội Phụ nữ thôn Hòa Hiệp đã tín chấp cho 20 chị vay 526 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, mỗi chị vay từ 25-30 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò. Nhờ vậy đàn bò của thôn Hòa Hiệp đến nay đã phát triển lên trên 2.000 con, trong đó bò lai chiếm trên 85% tổng đàn.


Có thể bạn quan tâm

Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre? Ai Cứu Vườn Dừa Bến Tre?

Gần 1 năm qua, giá dừa liên tục giảm, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng khu vực Trung Đông - một trong những thị trường tiêu thụ dừa Bến Tre còn bị bất ổn về chính trị.

28/06/2012
GS8 - Giống Ngô Của Vùng Đất Bãi GS8 - Giống Ngô Của Vùng Đất Bãi

Vụ xuân 2012, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai đơn GS8 tại xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường.

29/06/2012
Trồng Khoai Mì Trên Bờ Vuông Tôm Trồng Khoai Mì Trên Bờ Vuông Tôm

Nghị quyết 03 của Huyện ủy Phú Tân về phát động đảng viên và nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái và sạ, cấy lúa tăng thu nhập đã được cán bộ, nhân dân trong huyện hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình đa dạng, phong phú. Mô hình trồng khoai mì trên bờ vuông tôm của ông Nguyễn Văn Tâm, ấp Xẻo Sâu, xã Nguyễn Việt Khái là một điển hình.

15/12/2011
Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Không Nhiễm Chất Gây Ung Thư Cá Điêu Hồng Đồng Tháp Không Nhiễm Chất Gây Ung Thư

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

14/08/2012
Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Sản Xuất Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

15/08/2012