Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận Diệt Cá Lóc Con

Tận Diệt Cá Lóc Con
Ngày đăng: 19/06/2012

Nhiều người dân ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho biết thời gian gần đây các vựa cá ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL tìm đến đây đặt hàng mua cá lòng ròng (các lóc con) với số lượng lớn để cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Văn Hồng ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp cho biết hằng ngày có hàng chục người dân trong xã tỏa đi các nơi lưới hoặc đặt dớn bắt cá lòng ròng. Trung bình mỗi ngày người dân trong xã bắt được 40-50kg cá lòng ròng bán cho các vựa cá với giá 120.000 đồng/kg. Theo ông Hồng, do mọi người thi nhau “săn” cá lòng ròng nên nguồn lợi cá lóc tự nhiên trên kênh, rạch ở vùng Hậu Giang đã cạn kiệt.

Mua bán cá lòng ròng là tận diệt cá lóc tự nhiên - Ảnh: Q.Vinh

“Trước đây tôi câu được 8-10kg cá lóc tự nhiên/ngày, nhưng bây giờ kiếm được 1-2 con là may lắm rồi”-ông Hồng nói. Chủ vựa cá Thành Tài ở xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp cho biết mỗi ngày mua khoảng 200kg và bán hết cho thương lái ở TP.HCM.

Ông Đặng Ngọc Giao, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết ở khu vực huyện Phụng Hiệp có hai vựa cá mua cá lòng ròng. Trong đó vựa cá Thành Tài đã bị lập biên bản và làm cam kết không mua loại cá này nữa. “Đánh bắt, tiêu thụ cá lòng ròng là hành vi hủy diệt nguồn lợi thiên nhiên. Chúng tôi sẽ phối hợp với công an để ngăn chặn việc này” - ông Giao nói.

Ông Hà Phước Hùng, khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ, nói việc khai thác và mua các loại cá lóc con đã vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo ông Hùng, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì nguồn lợi cá lóc thiên nhiên sẽ không còn vì cứ 1kg cá lòng ròng có thể cho tới 1.000 con cá lóc sinh trưởng trong môi trường tự nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Ghép chồi - phương pháp “cứu cánh” cho vườn điều Ghép chồi - phương pháp “cứu cánh” cho vườn điều

Sáng 27-4, tại cơ quan phía Nam Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (TP. Hồ Chí Minh), Hiệp hội điều Việt Nam tổ chức hội thảo về phương pháp ghép chồi cho cây điều nhằm đánh giá quá trình khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Hiệp hội điều Việt Nam tại vườn điều ghép của 3 hộ ở xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước).

02/05/2015
Cân nhắc nhân rộng mô hình trồng chùm ngây Cân nhắc nhân rộng mô hình trồng chùm ngây

Chùm ngây là loại cây mọc hoang phân bố ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong những năm gần đây, loại cây này được sử dụng làm thực phẩm hằng ngày và được bán với giá thành cao. Tuy nhiên, người dân cần cân nhắc việc nhân rộng diện tích, bởi đầu ra cho sản phẩm nhìn chung còn "phập phù".

02/05/2015
Sâu bệnh hại lúa có chiều hướng phát sinh diện rộng Sâu bệnh hại lúa có chiều hướng phát sinh diện rộng

Lúa đông xuân đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.

02/05/2015
Tìm lại hương quế Trà My Tìm lại hương quế Trà My

Một thời, cây quế Trà My là “cây vàng cây bạc” của người dân Quảng Nam. Thế nhưng, do phát triển ồ ạt cây quế lai tại vùng này nên 10 năm qua, cây quế Trà My trở thành... củi. Gần đây, người dân và chính quyền đã nhân lại giống với kỳ vọng tìm lại hương quế Trà My một thời.

02/05/2015
Tái cơ cấu chăn nuôi miền núi phía Bắc lợi thế & thách thức Tái cơ cấu chăn nuôi miền núi phía Bắc lợi thế & thách thức

Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014.

02/05/2015