Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai

Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai
Ngày đăng: 22/07/2014

Một số gia đình người K’ho đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Lâm Đồng đang gặp khó khi sản phẩm làm ra không bán được hoặc rất khó tiêu thụ.

Thông tin trên do ông Kon Sơ Ha Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết.

Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.

Thế nhưng, khi hoa cho thu hoạch thì không thấy DN quay lại thu mua cho người dân. Ông Lơ Mu Ha Hang, thôn 1, xã Đạ Sar cho biết, được sự hỗ trợ của Nhà nước và DN, gia đình ông mạnh dạn trồng trên 2.000m2 hoa mắt ngọc và cẩm tú. Tuy nhiên, ngày hoa cho thu hoạch thì không có thương lái đến mua, DN trước đây hỗ trợ giống, kỹ thuật và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm nay cũng chẳng thấy đâu.

Gia đình ông Kon Sơ Ha Danh, thôn 5, xã Đạ Sar, có gần 2.000m2 hoa hồng không có người mua nên cũng để hoa tự do nở rồi tàn giữa đồng. Công sức tiền của sau 4 tháng chăm sóc chưa thu được một đồng nào.

Theo ông Lơ Mu Ha Thi, đây là dự án trồng hoa đầu tiên do chính người đồng bào K’ho tại địa phương thực hiện. Bế tắc trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm sẽ khiến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương gặp khó khăn hơn nhiều.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

25/11/2013
Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu "Mạnh Ai Nấy Làm"

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

25/11/2013
Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

25/11/2013
Tỷ Phú Cá Lồng Tỷ Phú Cá Lồng

Ông sinh ra và lớn lên tại vùng biển nghèo khó, thừa cát trắng, thiếu cơm ăn. Nhưng giờ đây, sau bao năm vật lộn với miền gió bụi, cát bay, ông đã trở thành tỷ phú nhờ nuôi cá lồng.

26/11/2013
Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất Không Nuôi Tôm Thẻ Khi Chưa Có Điện Sản Xuất

Trước thực trạng khai thác điện sinh hoạt để nuôi tôm thẻ chân trắng, gây hư hỏng nhiều công trình điện hạ thế và các thiết bị điện sinh hoạt của hộ dân, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có cuộc họp với lãnh đạo Sở NN&PTNT, Điện Lực Sóc Trăng, lãnh đạo các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và Tx Vĩnh Châu thống nhất quan điểm chỉ đạo: “Nơi nào không có lưới điện 3 pha thì không nên nuôi tôm thẻ chân trắng”.

26/11/2013