Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì

Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì
Ngày đăng: 22/08/2015

Dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Tây Ninh, ông Tạ Châu Lâm- Chủ tịch UBND huyện Tân Châu và đại diện Hội nông dân các xã, thị trấn.

Tân Châu là huyện có diện tích và sản lượng khoai mì cao, nhưng đến nay phương pháp thu hoạch khoai mì đều được thực hiện thủ công, chủ yếu dựa vào nhân công lao động. Quá trình thu hoạch củ cho công suất thấp, tỷ lệ thu hoạch củ mì đạt khoảng 85 - 90%, lượng củ thất thoát khoảng 10 đến 15%.

Hiện nay công lao động nông thôn ngày càng khan hiếm, chi phí nhân công càng cao, làm giảm thu nhập của người trồng mì. Được sự động viên, khuyến khích của UBND huyện Tân Châu và Hội nông dân huyện, ông Trần Quốc Hải đã nghiên cứu và đầu tư chế tạo máy thu hoạch củ mì.

Đề tài đã được UBND huyện Tân Châu ký quyết định triển khai vào năm 2013. Năm 2014, kết cấu máy thu hoạch mì đã cơ bản hoàn chỉnh, gồm các bộ phận chính như: Dao chặt cây mì, thiết bị đào củ mì... với công suất thiết kế 0,5 ha/giờ.

Ông Trần Quốc Hải đã tổ chức vận hành thực nghiệm máy thu hoạch củ mì ngoài đồng ruộng. Quy trình vận hành máy thu hoạch củ khoai mì gồm 2 công đoạn: Chặt cây mì và đào củ mì.

Củ mì sau khi đào được giũ hết đất và sắp theo hàng để công nhân chặt củ mì ra khỏi gốc, sau đó thu gom chuyển lên xe vận tải. Còn cây mì sau khi chặt được cày vùi lấp để làm phân.

Chiếc máy thu hoạch củ mì do ông Hải chế tạo.

Qua xem xét thực tế máy thu hoạch củ mì hoạt động thực nghiệm trên rẫy mì, ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ phát biểu nhận xét: Máy thu hoạch củ mì đã đạt các yêu cầu mục tiêu đề ra, máy đạt năng suất cao, giảm nhẹ sức lao động cho con người, giảm thất thoát và tăng thu nhập cho người trồng mì.

Tuy nhiên, cũng có các ý kiến đóng góp cần bổ sung, điều chỉnh thêm vài tính năng để máy được hoàn chỉnh hơn, sớm nghiệm thu đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi trong thu hoạch nông sản cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Vụ Cá Bắc Đạt 42.250 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Vụ Cá Bắc Đạt 42.250 Tấn

Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.

18/03/2014
Không Nên Vội Bỏ Tôm Sú Không Nên Vội Bỏ Tôm Sú

Cách đây 4-5 năm, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới. Tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL.

21/02/2014
Xuất Khẩu Tôm Doanh Nghiệp Thiếu “Thẻ Thông Hành” Xuất Khẩu Tôm Doanh Nghiệp Thiếu “Thẻ Thông Hành”

Xuất khẩu thủy sản, trong đó có tôm, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn ở ĐBSCL. Vậy nhưng bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Đến mùa vụ, doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu “khát tôm”, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất ra lại thay nhau tuồn ra ngoài?

18/03/2014
GAA Ra Mắt Trang Web Về EMS GAA Ra Mắt Trang Web Về EMS

Một trong những tài liệu quan trọng là báo cáo của GAA về EMS mang tên “Managing the perfect killer”, tài liệu là cơ sở cho hội thảo toàn cầu về EMS tổ chức tại Việt Namhồi tháng 12/2013.

21/02/2014
Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi Hội Thảo Về An Toàn Thức Ăn Và Giảm Chi Phí Trong Chăn Nuôi

Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

18/03/2014