Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì
Dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Tây Ninh, ông Tạ Châu Lâm- Chủ tịch UBND huyện Tân Châu và đại diện Hội nông dân các xã, thị trấn.
Tân Châu là huyện có diện tích và sản lượng khoai mì cao, nhưng đến nay phương pháp thu hoạch khoai mì đều được thực hiện thủ công, chủ yếu dựa vào nhân công lao động. Quá trình thu hoạch củ cho công suất thấp, tỷ lệ thu hoạch củ mì đạt khoảng 85 - 90%, lượng củ thất thoát khoảng 10 đến 15%.
Hiện nay công lao động nông thôn ngày càng khan hiếm, chi phí nhân công càng cao, làm giảm thu nhập của người trồng mì. Được sự động viên, khuyến khích của UBND huyện Tân Châu và Hội nông dân huyện, ông Trần Quốc Hải đã nghiên cứu và đầu tư chế tạo máy thu hoạch củ mì.
Đề tài đã được UBND huyện Tân Châu ký quyết định triển khai vào năm 2013. Năm 2014, kết cấu máy thu hoạch mì đã cơ bản hoàn chỉnh, gồm các bộ phận chính như: Dao chặt cây mì, thiết bị đào củ mì... với công suất thiết kế 0,5 ha/giờ.
Ông Trần Quốc Hải đã tổ chức vận hành thực nghiệm máy thu hoạch củ mì ngoài đồng ruộng. Quy trình vận hành máy thu hoạch củ khoai mì gồm 2 công đoạn: Chặt cây mì và đào củ mì.
Củ mì sau khi đào được giũ hết đất và sắp theo hàng để công nhân chặt củ mì ra khỏi gốc, sau đó thu gom chuyển lên xe vận tải. Còn cây mì sau khi chặt được cày vùi lấp để làm phân.
Chiếc máy thu hoạch củ mì do ông Hải chế tạo.
Qua xem xét thực tế máy thu hoạch củ mì hoạt động thực nghiệm trên rẫy mì, ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ phát biểu nhận xét: Máy thu hoạch củ mì đã đạt các yêu cầu mục tiêu đề ra, máy đạt năng suất cao, giảm nhẹ sức lao động cho con người, giảm thất thoát và tăng thu nhập cho người trồng mì.
Tuy nhiên, cũng có các ý kiến đóng góp cần bổ sung, điều chỉnh thêm vài tính năng để máy được hoàn chỉnh hơn, sớm nghiệm thu đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi trong thu hoạch nông sản cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Mô hình kết hợp lúa - cá là giải pháp bền vững nhằm giảm ô nhiễm môi trường, duy trì môi trường sinh thái tự nhiên, tạo ra sản phẩm cá và lúa sạch cung cấp cho thị trường. Đặc biệt, mô hình đã giúp bà con nông dân vùng trũng, vùng lũ chuyển dịch sản xuất, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay mô hình này đa phần được bà con nuôi dưới hình thức quảng canh, cơ sở hạ tầng vùng sản xuất yếu và thiếu, con giống, đầu ra sản phẩm còn nhiều bất cập…

Theo báo cáo của các địa phương, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 21.000ha, gây tổn thất lớn về kinh tế của người nuôi và ngân sách nhà nước; người nuôi còn lạm dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong phòng, chống, trị bệnh cho tôm dẫn đến một số nước đã ngừng hoặc cảnh báo tôm Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra phán quyết sơ bộ mức thuế chống bán phá giá lần thứ 11 (POR11) đối với cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường này trong giai đoạn 1/8/2013 đến 31/7/2014.

Ngày 3-9, Đoàn kiểm tra của Chi cục Thú y Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất trang trại nuôi heo Tuyết An tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu).