Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì

Tân Châu (Tây Ninh) hội thảo về đề tài máy thu hoạch khoai mì
Ngày đăng: 22/08/2015

Dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ Tây Ninh, ông Tạ Châu Lâm- Chủ tịch UBND huyện Tân Châu và đại diện Hội nông dân các xã, thị trấn.

Tân Châu là huyện có diện tích và sản lượng khoai mì cao, nhưng đến nay phương pháp thu hoạch khoai mì đều được thực hiện thủ công, chủ yếu dựa vào nhân công lao động. Quá trình thu hoạch củ cho công suất thấp, tỷ lệ thu hoạch củ mì đạt khoảng 85 - 90%, lượng củ thất thoát khoảng 10 đến 15%.

Hiện nay công lao động nông thôn ngày càng khan hiếm, chi phí nhân công càng cao, làm giảm thu nhập của người trồng mì. Được sự động viên, khuyến khích của UBND huyện Tân Châu và Hội nông dân huyện, ông Trần Quốc Hải đã nghiên cứu và đầu tư chế tạo máy thu hoạch củ mì.

Đề tài đã được UBND huyện Tân Châu ký quyết định triển khai vào năm 2013. Năm 2014, kết cấu máy thu hoạch mì đã cơ bản hoàn chỉnh, gồm các bộ phận chính như: Dao chặt cây mì, thiết bị đào củ mì... với công suất thiết kế 0,5 ha/giờ.

Ông Trần Quốc Hải đã tổ chức vận hành thực nghiệm máy thu hoạch củ mì ngoài đồng ruộng. Quy trình vận hành máy thu hoạch củ khoai mì gồm 2 công đoạn: Chặt cây mì và đào củ mì.

Củ mì sau khi đào được giũ hết đất và sắp theo hàng để công nhân chặt củ mì ra khỏi gốc, sau đó thu gom chuyển lên xe vận tải. Còn cây mì sau khi chặt được cày vùi lấp để làm phân.

Chiếc máy thu hoạch củ mì do ông Hải chế tạo.

Qua xem xét thực tế máy thu hoạch củ mì hoạt động thực nghiệm trên rẫy mì, ông Nguyễn Văn Hùng- Phó Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ phát biểu nhận xét: Máy thu hoạch củ mì đã đạt các yêu cầu mục tiêu đề ra, máy đạt năng suất cao, giảm nhẹ sức lao động cho con người, giảm thất thoát và tăng thu nhập cho người trồng mì.

Tuy nhiên, cũng có các ý kiến đóng góp cần bổ sung, điều chỉnh thêm vài tính năng để máy được hoàn chỉnh hơn, sớm nghiệm thu đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi trong thu hoạch nông sản cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Ký Gửi Cà Phê Tại Ngân Hàng Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Ký Gửi Cà Phê Tại Ngân Hàng Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro

Với nhiều ưu điểm, cả doanh nghiệp thu mua và người trồng cà phê kỳ vọng, mô hình này có thể là giải pháp để hạn chế những vụ vỡ nợ dây chuyền thời gian qua.

27/03/2014
Năm 2014 Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Sản Xuất Gần 1.000 Ha Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Năm 2014 Thị Xã Bình Minh (Vĩnh Long) Sản Xuất Gần 1.000 Ha Lúa Theo Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hướng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh (Vĩnh Long) có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh.

27/03/2014
Ùn Tắc Nông Sản Bài Học Đến Hẹn Lại Lên Ùn Tắc Nông Sản Bài Học Đến Hẹn Lại Lên

Mỗi năm vào vụ dưa hấu tại cửa khẩu Tân Thanh huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) thường xuyên xảy ra ùn tắc xe chở nông sản. Năm nay do các tỉnh phía Nam được mùa dưa nên lượng hàng nông sản đổ về cửa khẩu tăng đột biến khiến các lực lượng chức năng phải dồn sức giải tỏa ùn tắc.

27/03/2014
Nhiều Nông Dân Đồng Tháp Lo Đầu Ra Của Cá Chạch Sụn Nhiều Nông Dân Đồng Tháp Lo Đầu Ra Của Cá Chạch Sụn

Gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhiều người bắt chước nhau nuôi cá chạnh sụn (hay cá chạch bùn). Người nuôi tự truyền tai nhau tính ưu việt và tiềm năng kinh tế của giống cá mới này nên có những thời điểm, giá cá thương phẩm lên đến 300.000 đồng/kg và cá giống khoảng 1.000 đồng/con.

27/03/2014
Khoảng 70 Nghìn Đàn Ong Khai Thác Mật Hoa Vải Thiều Khoảng 70 Nghìn Đàn Ong Khai Thác Mật Hoa Vải Thiều

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thời điểm này, vải thiều đang nở hoa nên người nuôi ong trong tỉnh và một số địa bàn như: Điện Biên, Lai Châu, TP Hồ Chí Minh đưa khoảng 70 nghìn đàn ong về khai thác mật hoa tại Lục Ngạn.

27/03/2014