Tạm ngừng nhập lúa mì từ Ucraina vì mọt thóc

Ông Phát yêu cầu Cục bảo vệ thực vật (BVTV) giám sát chặt chẽ các lô lúa mì nhập từ Ucraina trong thời gian trên, thông báo chính thức cho cơ quan thẩm quyền nước này để khắc phục triển để.
Theo Cục BVTV, từ ngày 3/9/2015 đến ngày 22/10/2015, cơ quan chức năng đã phát hiện 109 container lúa mì, tổng khối lượng là hơn 2.700 tấn nhập khẩu từ Ucraina vào Việt Nam (qua cảng Hải Phòng) niễm mọt thóc (tên khoa học là Sitophilus granarius Linnaeus) còn sống.
Đây là loài mọt nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và chưa có trên lãnh thổ nước ta. Loài mọt thóc này gây hại trên nhiều loại nông sản như như: lúa mì, kiều mạch, đại mạch, ngô, lúa, kê, cao lương, lúa mạch đen, lạc, các loại đậu…
Cục BVTV cho biết, kể cả trưởng thành và sâu non, loài mọt này đều tấn công gây hại nông sản. Do vậy, để loài mọt xâm nhập vào nước ta, có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế, cũng như thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Cục BVTV đã gửi thông báo không tuân thủ cho cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia Ucraina theo thông lệ quốc tế và quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Sau 2 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con một số xã trong huyện Điện Biên, giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, đến nay mô hình trồng nấm hộ gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã phát huy hiệu quả.

Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.

Một hai năm trở lại đây, tình hình xuất khẩu ở tỉnh không thuận, nhất là ở nhóm hàng nông, thủy sản. Việc sụt giảm kim ngạch, gián đoạn thị trường hoặc mất thị trường đã xảy ra.

Qua kiểm tra, phần lớn các cơ sở đều chấp hành các quy định của pháp luật, tuy nhiên, đoàn cũng đã nhắc nhở 4 cơ sở cần phải thường xuyên kiểm tra lại hàng hóa, kịp thời phát hiện các mặt hàng đã hết hạn sử dụng để tiêu hủy hoặc trả về cho doanh nghiệp, đồng thời niêm yết giá đúng theo thị trường, mua bán phải xuất hóa đơn, chứng từ rõ ràng, tránh mua bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Hợp tác xã (HTX) Sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đang liên kết tiêu thụ với Siêu thị Vinafood Mart TP.Cao Lãnh với số lượng 30 - 50kg rau củ an toàn các loại mỗi ngày. Đồng thời, đơn vị cũng hướng đến hợp đồng cung cấp nông sản cho Siêu thị Coop Mart TP.Hồ Chí Minh với số lượng vài chục kí rau màu mỗi ngày.