Tạm ngừng nhập lúa mì từ Ucraina vì mọt thóc

Ông Phát yêu cầu Cục bảo vệ thực vật (BVTV) giám sát chặt chẽ các lô lúa mì nhập từ Ucraina trong thời gian trên, thông báo chính thức cho cơ quan thẩm quyền nước này để khắc phục triển để.
Theo Cục BVTV, từ ngày 3/9/2015 đến ngày 22/10/2015, cơ quan chức năng đã phát hiện 109 container lúa mì, tổng khối lượng là hơn 2.700 tấn nhập khẩu từ Ucraina vào Việt Nam (qua cảng Hải Phòng) niễm mọt thóc (tên khoa học là Sitophilus granarius Linnaeus) còn sống.
Đây là loài mọt nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và chưa có trên lãnh thổ nước ta. Loài mọt thóc này gây hại trên nhiều loại nông sản như như: lúa mì, kiều mạch, đại mạch, ngô, lúa, kê, cao lương, lúa mạch đen, lạc, các loại đậu…
Cục BVTV cho biết, kể cả trưởng thành và sâu non, loài mọt này đều tấn công gây hại nông sản. Do vậy, để loài mọt xâm nhập vào nước ta, có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế, cũng như thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Cục BVTV đã gửi thông báo không tuân thủ cho cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia Ucraina theo thông lệ quốc tế và quy định về kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm liên tục giảm và hiện chỉ còn 85.000-100.000 đồng/kg loại 100 con/kg; cộng với nhiều lô hàng tôm thẻ chân trắng của Việt Nam bị đối tác Nhật, EU cảnh báo, thậm chí trả về do dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép đã gây hoang mang cho nhiều người.

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được khởi xướng cách đây 5 năm. Cuộc vận động đã đạt được nhiều kết quả, song dường như vẫn chỉ tập trung cho hàng của các doanh nghiệp, còn hàng nông sản của nông dân vẫn bị bỏ ngỏ trong cuộc vận động lớn và nhiều ý nghĩa này.

Hằng năm, Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ cung cấp ra thị trường trên 850 tấn rau màu các loại. Tuy nhiên, khâu đóng gói, bảo quản rau màu của HTX còn hạn chế nên sản phẩm của HTX giá bán còn bấp bênh. Việc đầu tư hoàn thiện quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản được xem là yêu cầu cấp bách để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau màu của HTX.

Cũng như ngư dân cả nước, ngư dân Đà Nẵng mong chờ chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt khai thác và đánh bắt xa bờ trong gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng của Chính phủ sớm được triển khai để ngư dân đóng tàu vỏ sắt vươn khơi bám biển đánh bắt thủy, hải sản cải thiện đời sống, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mỗi hộ nhận vay số tiền hỗ trợ từ 10 - 35 triệu đồng, lãi suất 0,7%/tháng, thời hạn vay 24 tháng. Nguồn vốn này giúp các hộ tu sửa hệ thống đê bao bảo vệ xoài, xây dựng kho và đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho sản xuất xoài theo hướng GAP như máy bơm, túi bao trái, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.