Tạm dừng nuôi trồng thủy sản để nạo vét vịnh Cam Ranh

Đại diện UBND TP Cam Ranh thông báo kế hoạch thực hiện 2 dự án là “Đầu tư xây dựng nạo vét, mở rộng, hạ độ sâu và điều chỉnh hướng luồng vịnh Cam Ranh” và “Cải tạo môi trường sinh thái đầm Thủy Triều”.
Đây là 2 dự án có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng tại vịnh Cam Ranh. Cả 2 dự án này đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng thời gian vừa qua gặp sự ngăn cản của người dân địa phương.
Sắp tới, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ các đơn vị thi công cắm mốc khu vực nạo vét, tổ chức đăng ký, kiểm kê công trình, vật nuôi, cây trồng bị ảnh hưởng.
Đối với những hộ trong vùng bị ảnh hưởng, cách khu vực nạo vét dưới 300m sẽ tiến hành di dời các hộ nuôi tôm, cá trên lồng bè sang vị trí khác.
Trong quá trình thi công, nếu thủy sản của người dân bị chết, UBND TP Cam Ranh sẽ trực tiếp lấy mẫu đi giám định, yêu cầu đơn vị thi công bồi thường.
Có thể bạn quan tâm

Đây là tâm sự của hầu hết nông dân trồng mía đã và đang bán mía chục, bởi theo họ, với tình hình giá cả bấp bênh như hiện nay, việc bán mía trong lúc này sẽ cầm chắc lợi nhuận và giảm bớt được gánh nặng nếu như để mía thu hoạch vào thời điểm chính vụ.

Ba huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên) là vùng có diện tích cây cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Trước tình trạng người dân tại một số tỉnh chặt bỏ cây cao su, chính quyền nơi đây đã khuyến cáo người dân nên giữ vững diện tích đã trồng và vẫn định hướng phát triển loại cây trồng đa mục đích này.

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

Mùa biển động đang đến gần nên tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản rồi tranh thủ thời gian tiếp nhiên liệu ra khơi đánh bắt. Dọc theo các cầu cảng tư nhân đóng trên địa bàn xã Tam Quang (Núi Thành), không khí bán mua tấp nập.