Tạm dừng khai thác cao su đợt đầu tiên ở Lai Châu
Cây cao su được trồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ năm 2006, do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư theo hình thức người dân góp đất hưởng cổ phần.
Đến nay, toàn tỉnh có 3 công ty cao su và đã trồng hơn 13.000 ha tại các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn và Than Uyên, trong đó có khoảng 100 ha đã đến tuổi thu hoạch. Theo lộ trình, trong năm 2015 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến và phối hợp với tỉnh Lai Châu tiến hành mở miệng khoảng 1.000 cây trồng năm đầu tiên tại huyện Sìn Hồ.
Ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết: Để chuẩn bị cho lộ trình khai thác mủ cao su, các công ty cao su trên địa bàn cũng đã mở hàng chục lớp dạy kỹ thuật cạo mủ cho gần 1.000 công nhân là người địa phương.
Tuy nhiên, do giá cả cao su thế giới xuống thấp, tình hình kinh tế của Tập đoàn Công nghiệp Cao su cũng vì thế gặp nhiều khó khăn, nên đến nay các nhà máy vẫn chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng, chỉ tập trung vào chăm sóc và chuẩn bị nhà máy để năm 2016 mới mở miệng cạo./.
Có thể bạn quan tâm

Canh tác nương rẫy vốn là tập quán sản xuất lâu đời của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Cùng với đó là tình trạng du canh du cư, phát rừng làm rẫy một cách tự phát đã làm cho tài nguyên rừng đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tôn trọng tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng hợp tác xã kiểu mới, Nhà nước phải tăng cường hỗ trợ… là những gì ông Nguyễn Hữu Nguyên (thường gọi ba Nghiệp), “đại gia” nuôi cá tra ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang), đúc kết được sau nhiều chuyến học tập ở nước ngoài. Theo ông, nếu không thay đổi tư duy sản xuất, cá tra Việt Nam sẽ khó tồn tại và cạnh tranh với thế giới.

Không ai biết rõ con nghêu xuất hiện ở vùng biển Gò Công từ bao giờ, chỉ biết những năm trước đây, nhiều người đã khai thác và làm giàu từ nó. Chính vì nguồn lợi quá dồi dào nên nhiều người đã ví các sân nghêu như mỏ “vàng trắng”. Tuy nhiên, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại đau đáu nỗi lo mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ, thậm chí bạc đầu vì nó.
Được cán bộ nông nghiệp xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên giới thiệu, chúng tôi tìm đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát trải bạt của anh Lê Văn Nhất ở thôn Hòa Thạch.

Cứ đến tháng 5 - 6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn (Quảng Ngãi) lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.