Tám container vải tươi Việt Nam vào Mỹ, Úc

Theo ông Nguyễn Hữu Đạt - giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Bộ NN&PTNT), đã có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Trong đó, hai doanh nghiệp xuất khẩu vải sang Mỹ đã đưa được ba container đường máy bay (1 tấn/container) đến nơi an toàn, chất lượng vải được đánh giá là tươi và đẹp, chưa kể một container nữa đang trên đường đến Mỹ.
Dù xuất khẩu muộn hơn nhưng đến nay đã có bốn container vải của VN đến thị trường Mỹ và bốn container khác đang trên đường vận chuyển.
Ông Nguyễn Hữu Đạt cho biết đây là lần đầu tiên VN xuất khẩu vải tươi vào hai thị trường nói trên nên các doanh nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào chào hàng và giới thiệu sản phẩm.
Vải xuất khẩu đều phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc và chất lượng từ mã số vùng trồng, nhà đóng gói và chiếu xạ.
Có thể bạn quan tâm

Với diễn biến của thị trường phân bón hiện nay, các nhà sản xuất phân bón nội địa tại Việt Nam đang có lợi thế, nhất là nhà máy sản xuất Urê và DAP.

Hơn nửa tháng nay, một số bà con trồng lúa ở TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây phải gánh chịu thiệt hại vì hiện tượng lúa bị khô bông.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.

Hồ tiêu Cư Kuin đã được khẳng định trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản này huyện Cư Kuin (tỉnh Đăk Lăk) đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Hồ tiêu Cư Kuin". Dù phía trước vẫn còn một chặng đường dài phấn đấu, nhưng việc mạnh dạn xây dựng thương hiệu cũng đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho hàng nông sản địa phương.