Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.
Anh Long tận dụng tối đa đất vườn của gia đình để trồng 3.000 m2 cỏ VA06 để phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa. Với 24 tấn cỏ thu được mỗi năm, thu được khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình anh hiện nay nuôi 30 con bò sữa (trong đó 12 con đang vắt sữa), do đó cỏ VA 06 chủ yếu làm nguồn thức ăn cho bò. Bên cạnh việc trồng cỏ làm thức ăn, để bò sữa phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư máy vắt sữa, hệ thống làm mát chuồng trại và biogas kết hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Mô hình bò sữa của gia đình anh hiện nay thu khoảng 18 - 20 triệu đồng/tháng.
Anh Long cho biết, ngoài việc dùng cỏ VA06 làm thức ăn, nếu ai có nhu cầu mua cỏ thì gia đình vẫn bán, giá bình quân 3.000 đ/kg. Đây là mô hình không mới, nhưng nếu biết kết hợp diện tích đất bỏ hoang để trồng cỏ là hướng đi tốt để phát triển việc chăn nuôi bò sữa tại huyện ngoại thành như Hóc Môn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Sau tết, nông dân trồng điều ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang khẩn trương ra đồng dọn vườn, cào và đốt lá, chuẩn bị một mùa thu hoạch khá nhờ thời tiết thuận lợi với cây điều.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam vừa tổ chức giới thiệu giống bắp mới MX10 super cho trên 50 nông dân trên địa bàn huyện.

Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.

Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.

Trong những năm gần đây, năng suất lúa toàn tỉnh gần như đã kịch trần về năng suất cả ở vụ xuân và vụ mùa, do đó việc chuyển đổi cơ cấu giống là một trong những giải pháp để giúp bà con nông dân nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác.