Tai Foong USA Bán Cá Rô Phi Được Chứng Nhận ASC Đầu Tiên Ở Mỹ

Tai Foong USA là công ty đầu tiên tại Hoa Kỳ sản xuất và cung cấp cá rô phi được chứng nhận ASC dưới thương hiệu Northern Chef.
Cá rô phi philê 10 oz của công ty đã được bán từ trung tuần tháng 5 tại nhiều siêu thị trên toàn nước Mỹ. Tai Foong USA dự kiến sẽ phân phối cho thêm 5.000 cửa hàng trong năm nay.
Chủ tịch Tai Foong USA, Davy Lam cho biết, cá rô phi được chứng nhận ASC là mặt hàng bán chạy nhất trong dòng sản phẩm cá nhờ chất lượng cao, vị ngon và trách nhiệm của người nuôi.
Tai Foong USA cũng có kế hoạch cung cấp tôm được chứng nhận ASC tại thị trường Mỹ.
Logo ASC trên bao bì đảm bảo rằng cá đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn cao nhất của thị trường. Sản phẩm mang logo có nghĩa rằng cá có nguồn gốc từ một trang trại có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Chương trình của ASC hỗ trợ tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm và cung cấp sản phẩm tốt hơn cho khách hàng.
Để có được chứng nhận, trang trại phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn ASC, cho thấy phương pháp quản lý tốt, sử dụng hình thức nuôi có trách nhiệm và chịu trách nhiệm xã hội. Các công ty trong chuỗi cung ứng có nhu cầu bán sản phẩm chứng nhận ASC phải qua một quy trình giám sát nghiêm ngặt của một đơn vị kiểm tra độc lập. Các công ty phải chứng minh được họ có hệ thống truy xuất nguồn gốc tại chỗ để đảm bảo rằng không có việc pha trộn hoặc thay thế sản phẩm.
Các công ty được chứng nhận vẫn phải kiểm tra giám sát hàng năm, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc không báo trước.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…

Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.

Từ năm 2011 trang trại nuôi lợn công nghiệp của anh Lại Văn Nhân (Cty TNHH Thái Việt) xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) đã áp dụng theo công nghệ Thái Lan. Ông Phạm Ngọc Vĩnh, trưởng quản lý trang trại cho biết, năm 2012, mặc dù giá lợn thương phẩm biến động nhưng Cty vẫn ổn định sản xuất, xuất bán được hơn 300 tấn thịt lợn thương phẩm và hơn 5.000 con giống lợn ngoại chất lượng cao. Trừ các chi phí sản xuất, Cty thu về hơn 3 tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, Cty đang chuẩn bị đàn lợn nái hậu bị với 2.800 con lợn giống Duroc.

Với 560/580 ha cho thu hoạch, sản lượng nhãn toàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) năm nay ước đạt hơn 2 nghìn tấn, tương đương năm ngoái, tập trung ở các xã: Đan Hội, Cẩm Lý, Huyền Sơn, Lục Sơn.