Tai Foong USA Bán Cá Rô Phi Được Chứng Nhận ASC Đầu Tiên Ở Mỹ

Tai Foong USA là công ty đầu tiên tại Hoa Kỳ sản xuất và cung cấp cá rô phi được chứng nhận ASC dưới thương hiệu Northern Chef.
Cá rô phi philê 10 oz của công ty đã được bán từ trung tuần tháng 5 tại nhiều siêu thị trên toàn nước Mỹ. Tai Foong USA dự kiến sẽ phân phối cho thêm 5.000 cửa hàng trong năm nay.
Chủ tịch Tai Foong USA, Davy Lam cho biết, cá rô phi được chứng nhận ASC là mặt hàng bán chạy nhất trong dòng sản phẩm cá nhờ chất lượng cao, vị ngon và trách nhiệm của người nuôi.
Tai Foong USA cũng có kế hoạch cung cấp tôm được chứng nhận ASC tại thị trường Mỹ.
Logo ASC trên bao bì đảm bảo rằng cá đã được chứng nhận theo các tiêu chuẩn cao nhất của thị trường. Sản phẩm mang logo có nghĩa rằng cá có nguồn gốc từ một trang trại có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Chương trình của ASC hỗ trợ tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm và cung cấp sản phẩm tốt hơn cho khách hàng.
Để có được chứng nhận, trang trại phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn ASC, cho thấy phương pháp quản lý tốt, sử dụng hình thức nuôi có trách nhiệm và chịu trách nhiệm xã hội. Các công ty trong chuỗi cung ứng có nhu cầu bán sản phẩm chứng nhận ASC phải qua một quy trình giám sát nghiêm ngặt của một đơn vị kiểm tra độc lập. Các công ty phải chứng minh được họ có hệ thống truy xuất nguồn gốc tại chỗ để đảm bảo rằng không có việc pha trộn hoặc thay thế sản phẩm.
Các công ty được chứng nhận vẫn phải kiểm tra giám sát hàng năm, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc không báo trước.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.

Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.
Để xây dựng và hoàn thiện chuỗi ngành hàng vịt, các chuyên gia đầu ngành đã đề xuất nhiều sáng kiến hay để phát triển ngành hàng, trong đó ý tưởng xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” được đánh giá là táo bạo, thu hút được sự quan tâm từ dư luận.

Thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong chăn nuôi, huyện Phú Tân (An Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển đàn bò lai cao sản ở địa phương, góp phần giúp nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.