Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ

Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ
Ngày đăng: 07/12/2013

Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.

Sau lũ gia đình chị Trần Thị Lịnh ở thôn Hương Nhượng Nam, xã Tịnh Đông đã tu sửa lại chuồng trại, phun thuốc sát trùng, rải vôi đảm bảo ổn định cho việc chăn nuôi gà của gia đình. Để đảm bảo gà cung ứng ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2014, gia đình chị Lịnh đã tranh thủ tái đàn lại với 2.000 con gà con, trong đó có giống gà đen và gà thùng.

Được biết, trong đợt lũ vừa qua, gia đình chị Lịnh đã bị nước lũ cuốn trôi gần 4.000 con gà đã đến thời kỳ xuất chuồng. Nhờ sự giúp đỡ của bà con họ hàng về nguồn vốn, gia đình chị tiếp tục thả gà nuôi để ổn định cuộc sống. Chị Lịnh chia sẻ: Sau lũ, gia đình tôi dọn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ, rải vôi, sát trùng, nghỉ cả tuần nay rồi, bây giờ làm vệ sinh lại lần nữa rồi mới thả lại con gà…

Cũng như gia đình chị Lịnh, sau khi nước rút, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Tịnh Đông tập trung tu sửa chuồng trại, phun thuốc xử lý môi trường, vệ sinh chuồng trại. Đa số những hộ dân đều bị nước lũ cuốn trôi gia súc, gia cầm, nhưng họ chủ động khắc phục khó khăn tiếp tục chăn nuôi. Ông Nguyễn Hồng Dương, người dân xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh cho biết: Sau lũ gia đình tôi cũng bị thất thoát 2 con heo nái, sắp đến tôi có dự định mua heo hướng nạc về nuôi đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong đợt lũ lụt vừa qua, toàn xã Tịnh Đông có trên 13 ngàn con gia súc, gia cầm bị chết, ước tính thiệt hại gần 600 triệu đồng. Để khôi phục chăn nuôi, ngay sau khi nước rút, xã đã nhanh chóng tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, nơi có gia súc, gia cầm bị chết do mưa, lũ. Hướng dẫn người dân khẩn trương sửa chữa, khôi phục chuồng trại chăn nuôi. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất lúc này là người chăn nuôi đang thiếu vốn để tái đàn.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên – Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Đông, cho biết: Người dân trong xã bị thiệt hại về đàn gia súc, gia cầm rất lớn. Hiện nay, Ban chỉ đạo PCLB của xã cũng như lãnh đạo xã xuống tận các thôn vận động các hộ dân vệ sinh chuồng trại, tiếp tục tái đàn gia súc, gia cầm, để sớm ổn định cuộc sống. Lãnh đạo cấp trên cần quan tâm giúp đỡ nguồn kinh phí, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, để họ có vốn tiếp tục chăn nuôi.

Việc khôi phục sản xuất, chăn nuôi sau mưa lũ là giải pháp quan trọng, cấp thiết nhằm nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở các địa phương, bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm cho nhân dân, nhất là dịp cuối năm. Đồng thời, cần có sự chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng lũ, trong việc ủng hộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi... trực tiếp cho các hộ gia đình, nhằm giúp người chăn nuôi nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch, phát triển cây ăn trái Quy hoạch, phát triển cây ăn trái

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

10/09/2015
Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa Nghiêm cấm mọi hành vi nuôi, phát tán đuông dừa

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

10/09/2015
Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh nhãn đã có mã code đi Mỹ

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

10/09/2015
Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng Doanh thu từ quả lê đạt trên 3,5 tỷ đồng

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

10/09/2015
Mãng cầu cho trái nhiều vụ Mãng cầu cho trái nhiều vụ

Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.

10/09/2015