Tái Đàn Chăn Nuôi Phải Chú Ý Phòng Chống Dịch

Chiều 18/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục họp giao ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên cả nước.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong tuần qua (11 - 18/3), cả nước có 4 tỉnh mới phát sinh thêm 8 ổ dịch cúm gia cầm gồm: Bến Tre, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Thuận với số gia cầm mắc bệnh 5.152 con, tổng số gia cầm tiêu hủy 13.813 con. Hiện cả nước có 24 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 14 tỉnh, thành.
Đại diện Cục chăn nuôi cho biết, đến nay giá gia cầm giống và thịt đã có dấu hiệu phục hồi. Trong Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng mà các địa phương đang triển khai, số ổ dịch qua 21 ngày tăng lên nhưng diễn biến dịch vẫn phức tạp do tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới.
Do đó, các địa phương cần đặc biệt lưu ý trong việc phòng chống dịch với việc tái đàn chăn nuôi. Những vùng nào an toàn dịch có thể tái đàn bên cạnh đó người chăn nuôi chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong việc phát hiện sớm các ổ dịch để khoanh vùng xử lý kịp thời
Theo báo cáo tại cuộc họp, dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc hiện đang xảy ra tại tỉnh 2 tỉnh: Quảng Trị, Sơn La làm gần 400 con trâu, bò, lợn, dê mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch ngành thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp dập dịch.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, trong tuần qua, Trung Quốc chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc cúm A/H7N9 mới. Tính đến nay, đã có 390 ca mắc cúm A/H7N9, 121 tử vong tại 15 tỉnh, thành của Trung Quốc. Hiện ngành y tế tiếp tục tập trung giám sát tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Tập trung chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người...
Có thể bạn quan tâm

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

Hiện, huyện Bắc Hà đã gieo trực tiếp được 19,3 ha cây đương quy tại các xã: Nậm Mòn (6ha), Na Hối (5ha), Tà Chải (2ha), Lùng Phình (5ha), Bản Già (1,3ha). Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện đã gieo ươm được hơn 1,3 triệu cây đương quy giống, đủ trồng diện tích còn lại trong thời gian tới.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 1991, diện tích lúa lai cả nước chỉ khoảng 100ha. Đến nay con số này đạt trên 600.000 ha. Cũng theo báo cáo sơ kết mô hình thí điểm trong vụ Đông Xuân 2014 vừa qua, nông dân sản xuất giống lúa lai F1 thu lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/ha.