Dịch Lở Mồm Long Móng Diễn Biến Phức Tạp

Các cơ quan chức năng Quảng Trị đang nỗ lực phòng chống dịch lở mồm long móng ở gia súc tại một số xã ở huyện Gio Linh.
Từ đầu tháng 11 đến nay, trên địa bàn huyện Gio Linh đã xuất hiện thêm 43 con trâu, bò nhiễm bệnh, nâng tổng số gia súc bị nhiễm bệnh đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh là 278 con.
Dịch bệnh xuất hiện tại các địa phương thuộc các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, thị xã Quảng Trị và TP. Đông Hà.
Nơi xảy ra ổ dịch mới tại huyện Gio Linh là vùng rừng núi, vùng đồng bào dân tộc với phương thức canh tác thả rông trâu, bò bừa bãi khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát.
Trước đó, vào ngày 23/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã công bố dịch lở mồm long móng gia súc tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong.
Ngay sau khi phát hiện, các ngành chức năng và địa phương đã tập trung bao vây, khống chế dịch. Ngày 29/10, UBND tỉnh Quảng Trị đã trích dự phòng ngân sách tỉnh năm 2013 gần 584 triệu đồng cấp cho Chi cục Thú y tỉnh để triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thú y đã tiêm phòng 15.000 liều vaccine, 6 tấn hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi và nhà ở, 100 lít xanh methylen về pha khử trùng cho trâu bò bị bệnh điều trị tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ cấp 2.000 liều vaccine cho Quảng Trị để tiêm phòng cho số trâu bò còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng lợi thế sông ngòi, ao mương, ngành chức năng Trà Ôn (Vĩnh Long) đã hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân phát triển nuôi đa dạng thủy sản nhằm hạn chế rủi ro về thị trường.

Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020, Sở TN-MT vừa đề xuất UBND tỉnh tạm thời cho ngưng hoạt động đối với các cơ sở sản xuất bột cá.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, từ 1/1/2015 đến 15/8/2015 XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt giá trị 6,16 triệu USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Đầu tư cho khoa học công nghệ là mấu chốt giúp thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.
Việc “tìm chọn cây, con gì để đảm bảo thu nhập, hiệu quả trên cùng một diện tích canh tác, nuôi trồng đối với nông dân là vấn đề then chốt đặt ra trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong xóa đói giảm nghèo.