Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Canh Cà Phê Vẫn Còn Nhiều Vướng Mắc

Tái Canh Cà Phê Vẫn Còn Nhiều Vướng Mắc
Ngày đăng: 07/07/2014

Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh thì khi tái canh 1 ha cà phê theo hình thức trồng mới lại hoàn toàn, người nông dân phải bỏ ra chi phí khoảng 150 triệu đồng trong 3 năm đầu, còn nếu ghép chồi thì cũng phải chi phí ban đầu khoảng 50 triệu đồng.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.

Để thiết thực hỗ trợ nông dân trồng cà phê, Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Việt Nam đã thông qua gói tín dụng 10.000-12.000 tỷ đồng trong chương trình tái canh cà phê của Bộ Nông nghiệp - PTNT để cho vay tái canh cà phê ở các tỉnh Tây nguyên trong giai đoạn 2013-2015. Thực tế, ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, các địa phương này đã có gần 2.000 khách hàng được vay, với tổng dư nợ trên 256 tỷ đồng.

Còn ở Đắk Nông, chương trình này đến nay vẫn chưa được triển khai. Về vấn đề này ông Lê Văn Công, Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT tỉnh cho biết: “Hiện nay, đơn vị vẫn chưa được cấp vốn theo chương trình này của Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Việt Nam.

Tuy nhiên, những hộ dân, doanh nghiệp nào muốn vay vốn để tái canh thì ngân hàng vẫn sẵn sàng. Về lãi suất thì đơn vị huy động thế nào sẽ cho vay với mức hợp lý thế ấy và yêu cầu bên vay vốn phải đảm bảo tốt những yêu cầu về hồ sơ, thủ tục, tài sản thế chấp”.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích cà phê hơn 114.000 ha, trong đó 97.837 ha cà phê kinh doanh. Điều đáng nói là so với mức năng suất trung bình trong cả nước là 2,35 tấn/ha thì ở tỉnh ta chỉ đạt 2,22 tấn/ha.

Toàn tỉnh có tới 30% diện tích cà phê kinh doanh cần được tái canh trong thời gian từ 5-10 năm tới đây. Theo ngành nông nghiệp tỉnh thì nguyên nhân chính là do nhiều diện tích được bà con trồng ngoài quy hoạch, thiếu nước tưới, cây giống và cách thức chăm sóc không đảm bảo.

Ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT thừa nhận: “Ngành đã có quy hoạch về việc phát triển cây cà phê nhưng mới là quy hoạch chung. Quá trình triển khai quy hoạch đã có nhiều điểm không phù hợp, còn quy hoạch chi tiết thì vẫn chưa thực hiện được”.

Điều này cũng lí giải vì sao các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngần ngại trong việc cho nông dân vay tái canh bởi họ không nắm được cơ sở chắc chắn về hiệu quả sử dụng vốn.

Không những thế, qua 3 năm triển khai chương trình tái canh, quá trình gieo ươm và cấp phát giống cho nông dân cũng đã bộc lộ không ít việc chưa phù hợp. Trong đó, việc cơ quan chuyên môn cấp giống về cho tỉnh muộn đã ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống của nông dân. Hơn thế, việc đảm bảo chất lượng cây giống cũng không hề dễ.

Có thể nói, những vướng mắc trên là vấn đề căn cơ cần được cơ quan chuyên môn, ngành chức năng tập trung tháo gỡ trong thời gian tới, góp phần giúp nông dân, doanh nghiệp “nâng tầm” cho cây trồng chủ lực này.


Có thể bạn quan tâm

Thông Qua Dự Án Phát Triển “Ngân Hàng Bò” Tại Đồng Tháp Thông Qua Dự Án Phát Triển “Ngân Hàng Bò” Tại Đồng Tháp

Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.

19/10/2013
Bạc Liêu: Nông Dân Xã Châu Hưng A: Thu Nhập Cao Từ Cây Bồn Bồn Bạc Liêu: Nông Dân Xã Châu Hưng A: Thu Nhập Cao Từ Cây Bồn Bồn

Nhiều nông dân ở xã Châu Hưng A (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) ăn nên làm ra nhờ mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Cây bồn bồn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khá mà còn góp phần đa dạng nguồn rau sạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn…

20/10/2013
Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm Khai Khác Theo Kiểu Hủy Diệt Nguồn Lợi Thủy Sản: Cấm Nhưng Vẫn Làm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

20/10/2013
Chính Sách Hỗ Trợ Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản Đối Với Vùng Bị Thiên Tai, Dịch Bệnh Chính Sách Hỗ Trợ Giống Cây Trồng, Vật Nuôi, Thủy Sản Đối Với Vùng Bị Thiên Tai, Dịch Bệnh

Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.

21/10/2013
Tiếp Tục Ngăn Chặn Hiệu Quả Gia Cầm Nhập Lậu Tiếp Tục Ngăn Chặn Hiệu Quả Gia Cầm Nhập Lậu

Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.

21/10/2013