Sụt Giảm Sản Lượng Cá Ngừ Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp

Sản lượng khai thác sụt giảm, trong khi giá chỉ bằng 1/3 cùng kỳ mọi năm, khiến nhiều ngư dân thua lỗ nặng.
Đang vào chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, hàng trăm tàu cá vẫn nằm bờ.
Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhận nằm bờ.
“Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.
Cũng theo ngư dân các tỉnh Nam Trung bộ, thời gian đầu áp dụng câu cá ngừ bằng đèn cao áp, sản lượng đánh bắt tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần so với câu giàn truyền thống. Tại các làng biển miền Trung, ngư dân đua nhau chuyển sang câu bằng đèn cao áp. Hậu quả là, chỉ sau 1 thời gian ngắn, giá cá ngừ đại dương liên tục sụt giảm từ 200.000 đồng/kg xuống còn dưới 100.000 đồng/kg.
Được biết, nguyên nhân chính là do chất lượng cá ngừ đánh bắt bằng đèn cao áp thua kém hẳn so với cá cầu giàn truyền thống. Thậm chí, một nửa số sản phẩm đánh bắt không xuất khẩu được, nếu muốn xuất khẩu phải qua chế biến. Trên thực tế, cá ngừ xuất khẩu nguyên con có giá từ 15 - 20 USD/1 kg, trong khi cá ngừ đại dương qua chế biến giá chỉ 5 - 6 USD/1kg.
Việc khai thác cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cá đánh bắt, mà sản lượng khai thác cũng sụt giảm đáng kể. Nếu như trước đây, bình quân mỗi chuyến biển một tàu khai thác được 2,5 tấn - 4 tấn cá, thì nay chỉ đạt từ 5 - 7 tạ cá.
“Hiện nay giá cá trong bờ hạ thấp trong khi số lượng thuyền câu ngoài biển nhiều quá nên ngư dân không thể tiếp tục ra khơi phải neo bến”, ngư dân Trần Nết ở phường 6 Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cho hay.
Nguồn cá ngày càng khan hiếm, giá nhiên liệu tăng cao, trong khi đó sản phẩm cá ngừ đại dương lại rớt giá liên tục, thậm chí không xuất khẩu được, khiến cho hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương của tỉnh Phú Yên phải nằm bờ.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá thành phố Tuy Hòa cho biết, với tình hình như hiện nay, muốn không thua lỗ chỉ còn cách cho tàu nằm bờ. Hiện, hơn 70% số tàu thuyền của địa phương đang nằm bờ, hàng ngàn ngư dân thất nghiệp, cuộc sống hết sức khó khăn.
“Cá ngừ hiện tại có trọng lượng 110 kg - 120 kg nước ngoài không muốn mua vì cá ngừ câu tay kết hợp ánh sáng mạnh làm ảnh hưởng chất lượng. Ngư dân lại trà trộn với con cá ngừ đại dương làm mất giá trị. Giá cá đã hạ trong khi sản lượng còn không đảm bảo khiến ngư dân thua lỗ hàng loạt”, ông Phan Thuẫn cho hay.
Phú Yên là tỉnh có thế mạnh về khai thác cá ngừ đại dương, vì thế chính quyền và ngành chức năng nơi đây cần sớm có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân, để bà con an tâm tiếp tục bám biển, góp phần đảm bảo đời sống, phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Hoàng Tâm ở ấp Long Hòa, xã Long Thới, huyện Chợ Lách cho biết: Có nhiều người khá giả từ nghề trồng cau vàng xen trong vườn dừa.

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) cho hay, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã chấp thuận thêm 2 cơ sở đóng gói tôm sú sống và 21 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.

Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.