Bắt 10 Vụ Khai Thác Và Vận Chuyển Trái Phép Hơn 34 Tấn Sò Lông Trong Thời Gian Cấm Khai Thác

Theo Thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7, tỉnh sẽ cấm hoạt động khai thác, thu mua vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, Điệp, Dòm nâu, Bàn mai, Nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận để bảo vệ và khôi phục nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao đang ngày càng bị cạn kiệt.
Nhưng vì lợi nhuận trước mắt một số bà con vẫn cố tình khai thác hải sản non, hải sản trong thời gian sinh sản. Vào lúc 16h ngày 8/5/2014 tại khu vực xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam xe tải mang biển số 86C- 00399 bị lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản và Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Thuận bắt quả tang và lập biên bản khi đang bốc xếp một số lượng lớn sò lông. Trên xe có chứa 23 bao tải sò lông với kích cỡ 30-35cm với khối lượng 4.500kg, số sò lông này được đưa vào TP. HCM để tiêu thụ.
Cùng thời gian này, ngày 7/5/2014 tại số nhà D29- Khu Dân cư Tam Biên thuộc phường Phú Thủy, Tp. Phan Thiết. Vào lúc 17h10 Đội Cảnh sát môi trường tiến hành kiểm tra bắt quả tang toàn bộ 30 bao sò lông khi đang được bốc vác lên xe tải mang biển số 79C- 04307 do Ông Huỳnh Thế Bình làm tài xế, theo lời khai của Ông Bình 4.150kg sò lông này sẽ được vận chuyển về huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa tiêu thụ.
Được biết từ lúc có thông báo cấm lặn cho đến nay, đội thanh tra chuyên ngành thủy sản phối hợp với Cảnh sát môi trường tỉnh Bình Thuận đã bắt được 10 vụ khai thác và vận chuyển trái phép hơn 34 tấn sò lông và các loại, theo điều 28 khoản 02 điểm D của Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ sẽ phạt tiền ở mức cao nhất từ 10 – 20 triệu đồng đồng thời tịch thu toàn bộ tang vật.
Có thể bạn quan tâm

“Ai cũng nói Lục Ngạn được trời phú cho chất đất hiếm nơi nào có. Vườn rộng mà không làm nên cơm cháo gì thì thật lãng phí. Vì thế tôi đã dồn hết tâm huyết vào chăm cây có múi để có hướng đi của riêng mình”. Anh Lưu Văn Sáng, thôn Trại Ba, xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về nghề làm vườn với chúng tôi như thế.

Ngày 24-12, tại UBND thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã đến khảo sát và làm việc với Hợp tác xã (HTX) xoài Bảy Ngàn để xây dựng nhãn hiệu tập thể. Tại đây, HTX đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hướng dẫn thực hiện các trình tự, thủ tục và gợi ý các mẫu logo nhãn hiệu xoài. Theo đó, HTX đã thống nhất chọn tên nhãn hiệu tập thể là Xoài cát Bảy Ngàn.

Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.

Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.

Dự án JICA - SOFRI “Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long” giữa Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).