Đường Hoàng Anh Gia Lai làm tại Lào có thể hưởng thuế 0% khi về nước

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng đưa mặt hàng gạo, đường mía và nguyên liệu lá thuốc lá vào danh mục hàng không phải chịu thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào.
Đường sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào nhập về Việt Nam có thể hưởng thuế suất 0%.
Theo cơ quan này, đến năm 2018, việc đánh thuế nhập khẩu các mặt hàng nêu trên sẽ được xóa bỏ theo cam kết của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Như vậy, thời gian để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Lào không còn nhiều.
Trong khi việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với các loại mặt hàng này với Lào là ưu đãi đặc biệt, dựa trên cơ sở truyền thống giữa hai nước.
Đối với mặt hàng đường, theo hiệp định song phương ký với Lào tháng 3/2015, đây là mặt hàng đang được hưởng tưu đãi bằng một nửa thuế nhập khẩu ATIGA (tức khoảng 2,5%) nhưng phía Lào yêu cầu hạ xuống 0%.
Qua tính toán ảnh hưởng của việc hạ thuế xuống 0% đến sản xuất mía đường trong nước, Bộ Công Thương đề xuất chỉ sản phẩm đường được sản xuất theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam tại các tỉnh biên giới của Lào được hưởng ưu đãi.
Việc này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập khẩu mặt hàng đường có xuất xứ từ Lào nói chung về Việt Nam, đảm bảo lợi ích cho hai nước.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho biết đang xây dựng danh mục hàng hóa hưởng ưu đãi thuế suất 0% theo Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào.
"Tuyến biên giới chủ yếu là cư dân địa phương từ Việt Nam sang Lào sản xuất, nuôi trồng.
Vì vậy, việc ưu đãi này về hình thức dành cho phía Lào nhưng chủ yếu hưởng lợi là các cư dân biên giới và doanh nghiệp của Việt Nam mang sản phẩm, hàng hóa sản xuất, nuôi trồng về nước", Bộ Công Thương nhận định.
Như vậy, nếu đề xuất này của Bộ Công Thương được thông qua, đường sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào sẽ được nhập khẩu về Việt Nam với thuế suất chỉ 0%.
Trước đó, trong nhiều văn bản gửi Bộ Công Thương, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho rằng đường của Hoàng Anh Gia Lai nhập vào Việt Nam với số lượng 50.000 tấn được hưởng thuế suất 2,5% là một ưu đãi đặc biệt, ảnh hưởng đến sản xuất mía đường trong nước.
Do đó, VSSA kiến nghị Bộ Công Thương phải siết chặt nhập khẩu, kiểm tra chủng loại để tránh gian lận thương mại.
Có thể bạn quan tâm

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

Trong chăn nuôi heo, thức ăn chiếm 70 - 80% chi phí đầu tư. Do đó việc sử dụng nguồn thức ăn hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu dưỡng chất các loại heo ở giai đoạn khác nhau để cho sức sản xuất tối đa vừa bảo đảm chi phí thấp nhất nhằm tạo lợi nhuận cao nhất luôn là trăn trở của các nhà chăn nuôi. Gia đình ông Phùng Văn Bộ, ở ấp Tà Hách, xã An Phú, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước không ngoại lệ.
Ngày 5.8, trong khuôn khổ Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” tỉnh Quảng Ngãi, Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), chi nhánh Quảng Ngãi phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện Ba Tơ, Minh Long tổ chức trao tặng bò giống cho hộ nghèo.

Từ lâu, nhãn Sông Mã đã là một sản vật có thương hiệu trên thị trường, từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng kinh tế miền núi, những người dân Hưng Yên đã mang giống nhãn lồng lên trồng tại mảnh đất này.
Với diện tích vườn cây ăn trái trên 25.348ha, Đồng Tháp sở hữu một vùng nguyên liệu lớn với nhiều loại trái cây đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, do chưa phát triển đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến... nên phần lớn trái cây của Đồng Tháp chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, chưa tạo được giá trị kinh tế cao.