Sức Hút Của... Dong Riềng

Mấy năm nay, cây dong riềng đã trở thành một loại hàng hóa nông sản mới và có sức hút với nông dân tỉnh Điện Biên.
Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.
Ông Lò Văn Pâng - chủ cơ sở sản xuất dong riềng ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên cho biết: Khoảng 3-4 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng cây dong riềng ở xã Nà Tấu này tăng gấp 10 lần so với những năm trước. Bán củ dong riềng tươi giúp nông dân cho thu nhập cao hơn 2 lần so với trồng ngô, sắn nên bà con rất ham.
Mặc dù năm 2013, giá sản phẩm này có xuống thấp nhất so với mấy năm trước thì thu nhập vẫn ở mức khá hơn cây ngô. Hàng chục cơ sở thu mua, chế biến củ dong cũng đã ra đời, tạo nhiều việc làm cho bà con dân tộc thiểu số. Còn theo ông Lò Văn Chồm - Chủ tịch UBND xã Nà Tấu, cây dong riềng đã thành cây mũi nhọn của nông dân Nà Tấu với diện tích hiện có trên 500ha.
Mấy năm trước được giá, bà con thu tới trên 30 tỷ đồng từ bán củ dong tươi nên ai nấy đều phấn khởi. Hy vọng năm 2014, giá cả củ dong và bột dong sẽ đạt khá, giúp bà con xóa nghèo, làm giàu.
Đang khiêng bao củ dong từ xe máy vào bàn cân, vợ chồng anh Vàng A Long-Giàng Thị Cở (bản Hua Dốm, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên) vui vẻ cho hay: “Hơn 100 hộ trong bản nhà nào cũng trồng dong riềng. Thu hoạch xong là bán ngay, không lo bảo quản và chi phí phơi, sấy như trồng ngô, sắn.
Năm nay giá chỉ được bằng 1/3 so với năm trước nhưng vẫn hơn trồng sắn, trồng ngô nên không ai bỏ trồng củ dong cả”. Tuy nhiên, theo ông Lò Văn Pâng thì việc trồng và chế biến dong riềng ở Điện Biên hiện nay cũng có những yếu tố phải tính lại.
Đó là việc tăng cường tìm đầu ra cho sản phẩm bột dong; các cơ sở chế biến phải tính tới yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn nước và tìm cách mở thêm những cơ sở chế biến sản phẩm của bột dong như làm miến, làm thức ăn gia súc, phân bón từ phụ phẩm bột dong…
“Có như vậy, cây dong riềng mới tiếp tục đứng vững và phát triển trên đất Điện Biên”-ông Pâng nói.
Có thể bạn quan tâm

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.

Thiết bị phát hiện sớm vi khuẩn gây ra Hội chứng tôm chết sớm (EMS) sẽ có mặt trên thị trường đầu năm 2014. Giáo sư Don Lightner tại Đại học Arizona sắp đưa ra thị trường thiết bị phát hiện vi khuẩn gây EMS cho tôm nuôi, giúp người nuôi dễ dàng phát hiện tôm bệnh để kịp thời cách ly.

Trong những ngày cuối năm, các cửa biển, cảng cá trong tỉnh tràn ngập không khí rộn ràng. Tuần qua, hàng trăm tàu câu cá ngừ đại dương liên tiếp nối đuôi nhau cập bến, vận chuyển thủy sản lên bờ sau tháng ngày dài bám biển đánh bắt.

Những ngày cận tết, nhiều ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hành nghề lưới trũ đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) thu được bạc triệu sau mỗi đêm đánh bắt.

Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...