Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa

Từ ngày 09/12/2014 đến ngày 09/01/2015, công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Sóc Trăng, sự kiện này được tổ chức vào 2 ngày 23 và 24/12/ 2014 tại thị xã Ngã Năm với sự tham gia của gần 500 nông dân trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.
Thông qua buổi tọa đàm trao đổi kỹ thuật “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa”, bà con đặt ra những tình huống khó khăn cụ thể trên đồng ruộng của mình và được cán bộ kỹ thuật công ty trao đổi giải pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao.
Ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh vi khuẩn trên lúa có hơn 11 loại, chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 loại bệnh chính hiện nay là: thối gốc, cháy bìa lá và lép vàng. Sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” góp phần bảo vệ năng suất, chất lượng lúa và ổn định thu nhập cho nông hộ.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, HTX tiếp tục chăm lo lợi ích, nâng cao lợi nhuận cho thành viên và đề ra chỉ tiêu kết nạp thêm 10 hộ thành viên mới, huy động thêm vốn điều lệ từ 900 triệu lên 1 tỉ đồng, mua bảo hiểm cho 90% người tham gia HTX, sản xuất cá thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 2.000 tấn, có 100% thành viên được học tập kỹ thuật nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu lợi nhuận chung của HTX lên 4 tỉ đồng…

Đây cũng là chợ cung cấp thủy, hải sản lớn nhất thế giới. Sản lượng cung cấp mỗi ngày lên tới 1.800 tấn, trong đó cung cấp khoảng 480 loại thủy, hải sản đến từ khắp nơi trên thế giới. Tsukiji Market cũng là nơi tập hợp tất cả các sản phẩm thủy, hải sản có chất lượng cao từ khắp nơi trên thế giới.

Mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng trưởng hơn 32% đã giúp Việt Nam vượt qua Thái Lan, lên đứng thứ 4 toàn thế giới cung cấp tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ về số lượng và vượt lên trên Ecuador xếp thứ 3 về giá trị. EU là thị trường đứng thứ 2 xuất khẩu tôm của Việt Nam với mức tăng trưởng hơn 17%.

Cơ quan chủ quản cho rằng, chất lượng cá ngừ sau khai thác bị sụt giảm là nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm. Từ khi xuất hiện hình thức khai thác mới là câu đèn thì sản phẩm cá ngừ không còn đủ phẩm cấp để xuất dưới dạng nguyên con, mà chỉ có thể xuất khẩu thông qua các mặt hàng chế biến, vì vậy mà giá trị xuất khẩu cũng sụt giảm đáng kể.

Nắm bắt nhu cầu thị trường Tết rất ưa chuộng thực phẩm khô để thưởng thức và làm quà biếu, từ hơn 1 tháng nay, người dân ở các xã biên giới Khánh An, Nhơn Hội, Vĩnh Hội Đông… của huyện đầu nguồn An Phú (An Giang) tất bật chế biến nhiều loại đặc sản khô, như: Khô cá sặc rằn, cá kết, cá nhái, khô rắn...