Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa

Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa
Ngày đăng: 29/12/2014

Từ ngày 09/12/2014 đến ngày 09/01/2015, công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Sóc Trăng, sự kiện này được tổ chức vào 2 ngày 23 và 24/12/ 2014 tại thị xã Ngã Năm với sự tham gia của gần 500 nông dân trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phối hợp với công ty Syngenta Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” cho hơn 5.000 nông dân ở 13 tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.
Thông qua buổi tọa đàm trao đổi kỹ thuật “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa”, bà con đặt ra những tình huống khó khăn cụ thể trên đồng ruộng của mình và được cán bộ kỹ thuật công ty trao đổi giải pháp khắc phục đem lại hiệu quả cao.
Ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, bệnh vi khuẩn trên lúa có hơn 11 loại, chia làm 3 nhóm tương ứng với 3 loại bệnh chính hiện nay là: thối gốc, cháy bìa lá và lép vàng. Sự kiện “Quản lý bệnh vi khuẩn hại lúa” góp phần bảo vệ năng suất, chất lượng lúa và ổn định thu nhập cho nông hộ.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm trên cát kết hợp ốc hương lợi bất cập hại? Nuôi tôm trên cát kết hợp ốc hương lợi bất cập hại?

Trước thực trạng người nuôi tôm trên cát liên tiếp bị thua lỗ, nhiều diện tích người nuôi tôm chuyển sang nuôi kết hợp với ốc hương. Mô hình này đang dấy lên mối lo ngại “lợi bất cập hại”?

13/06/2015
Giải bài toán đầu ra cho con ngao Hậu Lộc Giải bài toán đầu ra cho con ngao Hậu Lộc

Toàn huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) có 4 xã nuôi ngao với tổng diện tích 703 ha. Nếu thời tiết thuận lợi và không dịch bệnh, mỗi năm cho thu hoạch từ 10 đến 15 tấn/ha. Mặc dù sản phẩm làm lớn, nhưng nghề nuôi ngao ở Hậu Lộc vẫn chưa phát huy được hiệu quả bởi đường ra thị trường còn nhiều “chướng ngại”.

13/06/2015
Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản Nghiên cứu sức chịu tải môi trường và sức chịu tải sinh học phục vụ phát triển thủy sản

Nhằm góp phần khắc phục, cải thiện và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh An Giang, theo kế hoạch quy hoạch và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tỉnh đã đề ra Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ BVMT.

13/06/2015
Thả 1.500 con tôm sú trên biển Thuận An (Thừa Thiên Huế) Thả 1.500 con tôm sú trên biển Thuận An (Thừa Thiên Huế)

Sáng 9/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với thị trấn Thuận An (Phú Vang) tổ chức thả tôm sú, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại khu vực biển Thuận An.

13/06/2015
Nâng cao năng lực khai thác hải sản bằng máy kéo lưới thủy lực Nâng cao năng lực khai thác hải sản bằng máy kéo lưới thủy lực

Thay thế sức kéo của 8 người, rút ngắn thời gian kéo chỉ còn 1/5 lần, tăng lượt thả lưới gấp 3 lần… chiếc máy kéo lưới bằng thủy lực do anh Lê Phước Hoàng (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), chủ cơ sở sửa chữa động cơ máy thủy Phước Hoàng chế tạo đã mang lại lợi ích nhiều mặt cho bà con ngư dân hành nghề đánh bắt lưới rê, lưới cá.

13/06/2015