Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản

Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản
Ngày đăng: 05/11/2015

Khi cá thiếu Vitamin C sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu ớt và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống, ưỡn lưng, nứt đầu… hay xuất hiện hiện tượng xuất huyết gốc vây và da, mất sắc tố ở da, tổn thương da.

Ở tôm, thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.

Hầu hết các loài cá, tôm đều có các yêu cầu về chế độ sử dụng Vitamin C theo định lượng, phụ thuộc các yếu tố như:

Thói quen, kích thước và tốc độ tăng trưởng của tôm, cá nuôi; hình thức nuôi; quá trình sản xuất thức ăn; các đặc tính của môi trường nước và tình trạng sinh lý của cá, tôm; giai đoạn phát triển.

Nhu cầu Vitamin C thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn ấu trùng tôm, cá cần được cung cấp lượng Vitamin C nhiều hơn giai đoạn trưởng thành và giai đoạn bố mẹ; tôm, cá bị bệnh thì nhu cầu bổ sung Vitamin C cũng sẽ cao hơn so với tôm, cá khỏe mạnh.

Trong nuôi thủy sản, khi thời tiết thay đổi hoặc xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh cũng nên bổ sung thường xuyên Vitamin C vào thức ăn cho tôm, cá ăn.

Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng 500 - 1.000 mg/kg thức ăn hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì; đồng thời nên định kỳ bổ sung khoảng 3 - 5 ngày/tháng; khi cá bị bệnh cần tăng thêm liều lượng và bổ sung 5 - 7 ngày liên tục.

Lưu ý, nên bổ sung Vitamin C với thuốc bổ, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho cá, tôm trước khi cho chúng dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

Ngoài ra, không nên sử dụng Vitamin C cùng với các loại kháng sinh điều trị bệnh vì các loại kháng sinh này không bền khi ở cùng Vitamin C.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung cấp Vitamin C cho tôm, cá với nhiều loại và tỷ lệ hàm lượng khác nhau.

Với các hàm lượng khác nhau thì việc bổ sung cho tôm cá nuôi cũng sẽ khác nhau về liều lượng. Hàm lượng Vitamin C cao thì liều lượng bổ sung thấp hơn và ngược lại. Người nuôi cần mua của các công ty có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Các Mô Hình Do Dự Án VAC Xây Dựng Đều Có Thể Nhân Rộng Các Mô Hình Do Dự Án VAC Xây Dựng Đều Có Thể Nhân Rộng

Đây sẽ là nguồn thu nhập lâu dài của các hộ tham gia dự án và là nơi tham quan học tập nghề vườn ở mỗi địa phương. Hiện có khoảng 780 hộ bước đầu có thu nhập hơn 700 triệu đồng từ vật nuôi và CAQ.

25/12/2013
Năng Suất Lạc Đông Giảm Năng Suất Lạc Đông Giảm

Những ruộng lạc đã đến kỳ thu hoạch ở xã Diễn Thịnh - vùng trồng lạc tập trung của huyện Diễn Châu (Nghệ An) phủ một màu đen héo úa. Vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân không phấn khởi vì lạc bị giảm năng suất so với mọi năm...

03/12/2013
Nghề Nuôi Heo Nọc Nghề Nuôi Heo Nọc

Không như mọi ngày, sáng nay anh Lập dậy hơi muộn. Dư vị của trận nhậu tưng bừng tối hôm qua vẫn còn làm anh uể oải. Bữa tiệc do một khách hàng khao mừng việc con heo nái của mình đã hạ sinh được 14 con mà vẫn “mẹ tròn con vuông”. Đó là “thành quả” do có “tay nghề” của con heo nọc giống mà anh Lập đã nuôi dưỡng hơn hai năm nay.

25/12/2013
"5 Tác Động" Cho Ca Cao Lâm Đồng

Quy trình đã triển khai hiệu quả tại 2 huyện trồng ca cao trọng điểm của Lâm Đồng là huyện Đạ Huoai và huyện Đạ Tẻh.

03/12/2013
Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Bắp Tràng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.

03/12/2013