Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn

Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn
Ngày đăng: 20/06/2015

Và, không chỉ trên cây chè mà ở nhiều vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều loại cây trồng khác cần được quan tâm về vấn đề sử dụng thuốc BVTV.

Trên cơ sở đó, Chi cục BVTV đưa ra khuyến cáo: “Không sử dụng fipronil trong sản xuất rau an toàn, sản xuất chè, đặc biệt đối với sản phẩm chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản vì mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của fipronil trên chè tại các thị trường này rất thấp (MRL = 0,002ppm). Đối với các diện tích chè trồng xen với cà phê, không sử dụng fipronil để phòng trừ kiến, mối trên cà phê, tránh để lại dư lượng fipronil trong sản phẩm chè”.

Theo quy định gần đây của Việt Nam, với riêng hoạt chất fipronil, các loại thuốc có chứa hoạt chất này tuy được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng phòng trừ một số đối tượng hại trên cây rau nhưng không hề có trong danh mục các hoạt chất thuốc BVTV khuyến cáo lựa chọn để sử dụng trên cây rau an toàn.

Thêm vào đó, mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép của fipronil trên nông sản cũng rất thấp: Với các loại cây trồng lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, hạt hướng dương và lúa mì chỉ ở mức 0,005ppm; với cây chuối chỉ 0,005ppm; ngô, gạo là 0,01ppm; bắp cải, khoai tây 0,02ppm... Và điều rất đáng lưu ý cho bà con nông dân là trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, hiện có rất nhiều loại không chứa các hoạt chất nhóm độc II fipronil, acetamiprid và imidacloprid để thay thế các loại thuốc BVTV có chứa 3 hoạt chất này.


Có thể bạn quan tâm

Các Tỉnh Miền Trung Dồn Sức Chống Hạn Các Tỉnh Miền Trung Dồn Sức Chống Hạn

Chiều 7.6, tại TP.Quy Nhơn, Bình Định, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT) phối hợp với Sở NNPTNT Bình Định tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và tưới tiết kiệm nước cho lúa hè thu cho các tỉnh khu vực miền Trung.

10/06/2013
Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25% Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

18/04/2013
“Bà Đẻ” Của Lươn “Bà Đẻ” Của Lươn

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

10/06/2013
Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý Bố Trí Cơ Cấu Giống Trong Vụ Mùa Hợp Lý

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.

10/06/2013
Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng Chile Hỗ Trợ Việt Nam Trồng Nguồn Lương Thực Vàng

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

10/06/2013