Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Để Nuôi Cá Thát Lát Còm

Ngày 6/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để nuôi thương phẩm cá thát lát còm” do tiến sĩ Lam Mỹ Lan, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định lượng protein thích hợp trong thức ăn công nghiệp phối hợp với cá tạp thành thức ăn chế biến để nuôi cá thát lát còm thương phẩm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 2 nội dung về việc sử dụng thức ăn chế biến từ thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau và cá tạp để nuôi cá thát lát còm trong bể; so sánh hiệu quả nuôi thương phẩm cá thát lát còm trong ao đất bằng thức ăn chế biến và bằng cá tạp.
Kết quả đề tài cho thấy, chi phí và thu nhập từ nuôi cá thát lát còm bằng thức ăn chế biến không khác biệt nhiều so với thức ăn là cá tạp nên có thể sử dụng thức ăn chế biến để thay thế cá tạp khi nuôi cá thát lát còm trong ao.
Tại hội nghị, các thành viên hội đồng đã yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài cần hoàn chỉnh đề cương, phương pháp bố trí thí nghiệm, bổ sung số liệu giữa số hộ nuôi ao và nuôi bè để có sự so sánh hợp lý. Cần phân tích đầy đủ các chỉ tiêu, giống, chất lượng thức ăn, phương pháp quản lý ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, tăng trọng của cá,… Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả đạt loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Tuy vậy so với những tỉnh đang phát triển mạnh về cá lồng như Hải Dương, Nam Định, Nam Hà… nghề nuôi cá lồng ở Phú Thọ mới manh nha; tuy nhiên, do có thế mạnh như hệ thống sông ngòi chạy dài, nguồn nước sạch, ổn định.... Đây là những lợi thế mà các tỉnh gần biển khó có được do bị ảnh hưởng bởi thủy triều, nguồn nước không giữ được vệ sinh.

Hôm qua 16.12, tại TP.Tam Kỳ, Sở NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ & phát triển quốc tế (FIDR) tổ chức hội nghị cuối kỳ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình thâm canh lúa nước cải tiến theo gói kỹ thuật SRI (thuộc Dự án cải thiện an ninh lương thực cho hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam).

Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.

Theo mô hình tham khảo từ tổ hợp khu chức năng chợ cá quốc tế Busan (Hàn Quốc), mỗi Trung tâm nghề cá đều có các hạng mục công trình chính là: tòa nhà văn phòng, chợ đầu mối, bãi đỗ xe, khu vực kho lạnh, khu lưu giữ hải sản tươi sống, khu phân loại và cảng cá có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 tấn...

Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở và huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), năm nay, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) lấy thôn là địa bàn triển khai. Đây là cách làm sáng tạo mang lại kết quả tích cực.