Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu
Ngày đăng: 16/10/2012

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ. 
Giá thóc cao hơn ngô và lúa mỳ nhập khẩu

Theo ông Chu Đình Khu - Trưởng phòng Chăn nuôi (Cục Chăn nuôi), hiện nay tổng nhu cầu sử dụng TĂCN cho gia súc, gia cầm mỗi năm khoảng 20 triệu tấn, trong đó sản lượng TĂCN công nghiệp đạt khoảng 11,5 triệu tấn, chiếm 50% tổng nhu cầu. Khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất TĂCN là thiếu hụt nguyên liệu, hiện đang phụ thuộc tới 70% nguyên liệu nhập khẩu. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã chi 3,1 tỷ USD nhập tới hơn 8 triệu tấn nguyên liệu, trong đó ngô 1,2 triệu tấn, lúa mỳ gần 2 triệu tấn... Điều này không những gây khó khăn cho DN trong chủ động nguồn nguyên liệu mà còn làm cho giá TĂCN cao. Trong 9 tháng đã có 7 - 8 lần giá TĂCN tăng, mỗi đợt tăng từ 200 - 300 đồng/kg, trong khi giá thực phẩm giảm mạnh, khiến cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. 
Trước thực trạng này, một số DN sản xuất TĂCN và các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng lúa gạo để thay thế ngô và lúa mỳ làm TĂCN nhằm hạn chế phụ thuộc nguyên liệu nhập và giảm giá bán ra. Nhưng cái khó trong việc thay thế này chính là giá mua nguyên liệu thóc gạo trong nước cao hơn so với ngô nhập khẩu. 
Một kilôgam gạo lật có giá tới 7.600 đồng trong khi đó giá ngô được các nhà máy mua về sản xuất TĂCN chỉ 7.300 đồng/kg. Đại diện Nhà máy sản xuất TĂCN New Hope cho biết, nhà máy đã sử dụng thóc và gạo thay thế một phần ngô trong sản xuất TĂCN nhưng việc giá thóc cao hơn ngô và lúa mỳ từ 200 - 300 đồng/kg nên không thể cạnh tranh được. 
TS Trần Quốc Việt (Viện Chăn nuôi) cho rằng, ngoài vấn đề về giá thành mua thóc gạo cao hơn so với ngô, một trong những nhược điểm cơ bản khiến sức cạnh tranh của thóc và các sản phẩm từ thóc (gạo lật, tấm) kém hơn so với ngô trong sản xuất TĂCN là không có sắc tố vàng, dẫn tới chất lượng dinh dưỡng kém hơn. Chẳng hạn như sử dụng thức ăn làm từ thóc cho lợn, giá trị dinh dưỡng chỉ bằng 72 - 77% so với ngô và lúa mỳ, đối với thức ăn cho gà thì dinh dưỡng sản xuất từ thóc chỉ bằng 62% so với lúa mỳ và 67% so với ngô. 
Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật gieo trồng

Để sử dụng thóc và gạo thay thế dần sản phẩm ngô và lúa mỳ nhập khẩu, các chuyên gia ngành chăn nuôi đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người sản xuất lúa về vốn cũng như kỹ thuật gieo trồng các loại giống lúa năng suất cao và được bù giá chênh lệch 700 - 1.000 đồng/kg thóc khi bán trực tiếp cho các nhà máy sản xuất TĂCN. TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ngoài hỗ trợ cho người sản xuất lúa thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các DN sản xuất TĂCN như vay vốn và được hưởng lãi suất vay ưu đãi cao nhất để mua thóc gạo trong mùa thu hoạch lúa. 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho rằng, hiện ngành chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, nếu sử dụng thóc và gạo thay thế cho ngô và lúa mỳ làm TĂCN thì sẽ cứu được cả ngành trồng trọt và chăn nuôi vì hiện hai ngành này đều phát triển không bền vững. Tuy nhiên, để việc này đi vào thực tế, các địa phương cần quy hoạch một số diện tích trồng các giống lúa có năng suất cao, giá thành hạ để chuyển sang làm TĂCN (khoảng 1 - 2 triệu tấn/năm). Nhà nước tăng cường dự trữ quốc gia về thóc và gạo để phục vụ nhu cầu lương thực và TĂCN; ngoài việc sử dụng thóc và gạo làm TĂCN còn cần khuyến khích các nhà máy sử dụng sản phẩm từ sắn để thay thế nguyên liệu nhập khẩu…


Có thể bạn quan tâm

Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai

Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.

22/07/2014
Doanh Số Thuỷ Sản Anh Tăng Dù Gặp Nhiều Khó Khăn Doanh Số Thuỷ Sản Anh Tăng Dù Gặp Nhiều Khó Khăn

Theo dữ liệu mới nhất của Nielsen Scantrack được Seafish công bố, tính từ ngày 21/6/2013 đến 21/6/2014, doanh thu từ thuỷ sản của Anh tăng 2,6%, lên mức 3,17 tỷ GBP (tức 5,1 tỷ USD). Dù khối lượng giảm 3,8% xuống còn 344.000 tấn, nhưng giá trung bình tăng 6,7% lên 14,74 USD/kg.

08/12/2014
Giá Gạo Thơm Xuất Khẩu Trở Lại Mức Trên 600 USD/tấn Giá Gạo Thơm Xuất Khẩu Trở Lại Mức Trên 600 USD/tấn

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại kho loại thường hiện ở mức 5.550 - 5.650 đ/kg, loại hạt dài 5750 - 5.850 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu làm gạo 5% tấm hiện ở mức 7.150 - 7.250 đ/kg. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn tàu hiện khoảng 8.600 - 8.700 đ/kg, gạo 15% tấm 8.100 - 8.200 đ/kg và gạo 25% tấm 7.650 - 7.750 đ/kg.

22/07/2014
Nga Bật Đèn Xanh Cho Các Nhà Xuất Khẩu Thủy Sản Sri Lanka Nga Bật Đèn Xanh Cho Các Nhà Xuất Khẩu Thủy Sản Sri Lanka

Theo thông cáo của chính phủ Sri Lanka, việc Nga cho phép Sri Lanka XK thủy sản sang nước này là minh chứng về chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm thủy sản Sri Lanka cung cấp cho các thị trường quốc tế và cũng cho thấy khả năng đáp ứng các yêu cầu cao trong XK của Sri Lanka.

08/12/2014
Việt Nam Bắt Đầu Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Nam Bắt Đầu Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm nay, các DN nước ta đã XK TĂCN và nguyên liệu TĂCN đạt giá trị 205,482 triệu USD, tăng tới 22,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc là nước NK TĂCN và nguyên liệu từ Việt Nam nhiều nhất, với giá trị 62,268 triệu USD.

22/07/2014