Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Trảng Bom vừa tổ chức kiểm tra mô hình sản xuất và ứng dụng phân hữu cơ vi sinh quy mô nông hộ phục vụ canh tác cây hồ tiêu và cà phê theo hướng bền vững tại 2 xã Thanh Bình và Cây Gáo.
Các mô hình được triển khai từ tháng 6-2014 tại 2 xã này với 24 hộ. Trong đó, có 12 hộ trồng tiêu và 12 hộ trồng cà phê được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân nhằm áp dụng trong việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh thay thế các hóa chất bảo vệ thực vật và các loại phân hóa học có tác động xấu đến môi trường.
Qua kiểm tra cho thấy, các hộ đang ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh thực hiện việc ủ và bón phân theo đúng quy trình đã được hướng dẫn và bước đầu mang lại hiệu quả cho cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...

Ông Phạm Đồng Quảng - Phụ trách Cục Trồng trọt cho biết, trong 6 tháng đầu năm, diện tích cao su chặt thanh lý và chuyển đổi trên cả nước là 3.856 ha, trong đó có 3.123 cao su già cỗi hoặc bị bão không phục hồi được phải chặt để tái canh.

Hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện. 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 1.150 tấn.

Những mô hình này đã tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả, giá trị của hạt gạo, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lâu nay của người dân. Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương và bộ ngành tập trung chỉ đạo thực hiện để đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất.