Sử Dụng Gốc Ghép Bưởi Da Xanh Đúng, Vừa Hạn Chế Dịch Bệnh Vừa Đảm Bảo Chất Lượng Trá

Khắc phục bệnh vàng lá thối rễ trên cây bưởi da xanh, ở xã Kế Thành, huyện Kế Sách bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.
Mỗi năm, khi mùa mưa đến là lúc cây trồng đâm chồi, nẩy lộc. Tuy nhiên, trong mùa mưa cũng là thời điểm thuận lợi dịch hại phát triển mạnh trên cây ăn trái, trong đó, bệnh vàng lá thối rễ rất phổ biến trên các vườn bưởi da xanh. Đây là mối quan tâm không nhỏ của nhà vườn.
Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 4.000 ha trồng bưởi tập trung ở các xã có địa hình trung bình và trũng như Kế Thành, Kế An, Ba Trinh, Xuân Hòa. Mùa mưa năm nay, một số diện tích vườn trong huyện đã nhiễm bệnh vàng lá thối rễ, gây hại khá nghiêm trọng trên bưởi da xanh, nhất là các vườn bưởi đang cho trái, khiến nhà vườn mất trắng sau gần ba năm đầu tư.
Ngoài sự trợ giúp của các nhà khoa học và sử dụng các biện pháp hóa học, các nhà vườn đã dựa vào kinh nghiệm canh tác lâu năm, kết hợp với kỹ thuật chăm sóc để tìm ra các biện pháp hạn chế bệnh vàng lá thối rễ. Do đó hiện nay nhiều nhà vườn đã kỳ công sử dụng biện pháp ghép gốc bưởi da xanh với các giống bưởi địa phương hợp thổ nhưỡng để tăng sức đề kháng cho bộ rễ cây, giúp hạn chế được bệnh này. Tuy nhiên, mặt trái của việc lạm dụng mắt ghép, tháp bừa bãi trên nhiều gốc ghép đã làm biến đổi nguồn gen, chất lượng bưởi da xanh không đảm bảo.
Riêng ở hợp tác xã bưởi xã Kế Thành, bà con đã ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi “Tám quy” – một giống bưởi địa phương được trồng rất lâu năm ở đây và cho hiệu quả rất tốt, hạn chế được bệnh vàng lá thối rễ và năng suất chất lượng bưởi da xanh cũng không bị ảnh hưởng.
Ông Đặng Văn Khui – thành viên HTX cho biết “Bộ rễ bưởi da xanh rất mềm yếu, nên mình phải biết mượn bộ rễ của bưởi tám quy để có bộ rễ mạnh hơn, ít bệnh nữa, năng suất cũng y như cũ, ghép bưởi da xanh với gốc tám quy thì cây bưởi lớn tàng hơn, cho trái mạnh hơn”.
Hợp tác xã bưởi Kế Thành có gần 30 ha, trong đó hơn 15 ha trồng bưởi da xanh đều đã được ghép với gốc bưởi “Tám quy”. Trong những năm qua, trong khi các vườn khác lao đao vì bệnh vàng lá thối rễ thì các vườn bưởi da xanh trong HTX vẫn phát triền rất xanh tốt.
Theo bà con ước lượng, 1 ha trồng bưởi da xanh có thể thu về hơn 6 tấn trái, do chất lượng đảm bảo, nên được thương lái thu mua toàn bộ, giá hiện tại khoảng 28.000 đồng/kg, thời gian cận và sau tết có khi lên đến 50.000 đ/kg. Tính ra với 1 ha bưởi da xanh, bà con thu về ít nhất cũng trên 160 triệu đồng. Việc ghép với gốc bưởi Tám quy giúp bà con hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tăng lợi nhuận.
Ông Huỳnh An Khương – PCT Hội nông dân xã Kế Thành cho biết “Cây bưởi tám quy có khả năng chống chịu thời tiết rất tốt, ít bị thối rễ hơn các giống bưởi khác, do vậy bà con rút kinh nghiệm ghép gốc tám quy vô cây bưởi da xanh, cách ghép này cũng rất công phu, trước tiên phải tạo gốc tám quy trên cây trước, gốc ra rễ rồi thì cắt đem xuống ươm vào chậu, chờ gốc sống tốt rồi thì tháp bưởi da xanh vô, đợi hai cây hòa hợp rồi mới đem xuống dất trồng. Cái này HTX cũng rất sáng kiến, bên ngoài cũng chưa có nhiều đâu”.
Thực tế sản xuất đã chứng minh đây là mô hình hiệu quả trong việc hạn chế bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi. Huyện Kế Sách có hơn 6.500 ha trồng cây có múi nên cách làm hiệu quả này rất cần được nhân rộng.
Nhưng do kỹ thuật ghép gốc rất công phu, đòi các nhà vườn đầu tư công sức và thời gian rất nhiều, nên hiện đa số bà con chỉ sử dụng kỹ thuật này trên bưởi da xanh. Hơn nữa, khi ghép cành bưởi da xanh với gốc bưởi địa phương, bà con cũng cần kết hợp với các kỹ thuật canh tác như lên liếp cao, quản lý nước tốt và bón phân hợp lý, thì mới có thể đạt hiệu quả phòng bệnh vàng lá thối rễ một cách tốt nhất.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2724&keycon=27&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.

Sáng 27-02 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo mô hình thâm canh và sản xuất hạt giống lúa lai thơm. Đây là một bước quan trọng của quá trình triển khai thực hiện Đề tài khoa học KC.06/11-15 do Thạc sĩ Dương Thành Tài – Phó Tổng Giám đốc SSC làm chủ nhiệm. Đề tài do Văn phòng các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.