Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Điện Lưới Để Khai Thác Thủy Sản Bị Phạt Tới 15 Triệu Đồng

Sử Dụng Điện Lưới Để Khai Thác Thủy Sản Bị Phạt Tới 15 Triệu Đồng
Ngày đăng: 16/09/2013

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.

Nghị định nêu rõ nhiều mức phạt đối với vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản

Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản…

Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu công cụ kích điện, công cụ kích điện trên tàu cá, công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thuỷ sản.

Khai thác thuỷ sản trên biển bằng chất độc bị phạt đến 10.000.000 đồng

Theo Nghị định, vi phạm các quy định về sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản có thể bị phạt tới 10.000.000 đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản tại vùng nước nội đồng.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản trên biển…

Bên cạnh đó, đối với 2 vi phạm trên, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố độc gây ra.

Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định cũng quy định, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.

Nghị định 103 có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.


Có thể bạn quan tâm

Malaysia đặt mục tiêu tự túc lúa gạo vào năm 2020 Malaysia đặt mục tiêu tự túc lúa gạo vào năm 2020

Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu hoàn toàn tự túc lúa gạo vào năm 2020, Reuters trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết.

02/10/2015
Đâu là giải pháp căn cơ cho nghề nuôi cá tra, basa Đâu là giải pháp căn cơ cho nghề nuôi cá tra, basa

Thương vụ Việt Nam tại Ma-rốc cho biết gần đây, báo kinh tế LES ÉCO của Ma-rốc đăng tải bài viết có nhan đề “Nhập khẩu cá Basa: Mối nguy hiểm cho các món ăn của chúng ta”.

02/10/2015
Cần áp dụng kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất Cần áp dụng kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất

Ngày 29/9, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải; Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng;

02/10/2015
Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn Hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn

Ngày 29/9/2015, tại hộ anh Trần Văn Phòng, thôn Liễu Dinh, xã Trường Thọ, huyện An Lão (Hải Phòng), Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi lươn đồng trong bể xi măng không bùn.

02/10/2015
Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho thu nhập khá Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cho thu nhập khá

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính năm 2015 do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Hàm Yên thực hiện tại thôn Đồng Chùa 1 và Chợ Bợ 1, xã Bình Xa (Hàm Yên) bước đầu đã cho hiệu quả kinh tế cao.

02/10/2015