Cần áp dụng kỹ thuật canh tác mới để nâng cao hiệu quả sản xuất
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT khảo sát mô hình nuôi tôm công nghiệp lót bạt, vèo tại huyện Phú Tân và mô hình nuôi mật độ cao ở huyện Cái Nước.
Tại huyện Phú Tân, hộ ông Huỳnh Thái Hoàng, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, nuôi tôm lót bạt chuyển ao.
Mô hình thực hiện gồm 2 ao nuôi trên diện tích 3.000m2, 1 ao vèo 500m2, 1 ao lắng, 1 ao xử lý và 1 ao cấp nước cho ao nuôi với tổng diện tích 11.000m2. Sau 3 tháng 18 ngày, tôm đạt kích cỡ 28 con/kg, tổng thu 13,7 tấn, tương đương 1,8 tỷ đồng, tổng chi phí đầu tư 700 triệu đồng, lãi 1,1 tỷ đồng.
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải kiểm tra mô hình nuôi tôm công nghiệp có lót bạt đạt hiệu quả cao tại hộ ông Huỳnh Thái Hoàng, ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân, năng suất 43 tấn/ha
Mô hình hiệu quả cao là nhờ hộ nuôi thực hiện quản lý tốt môi trường ao nuôi như: độ mặn, pH, ô-xy hoà tan, khí độc, nhiệt độ, độ kiềm... kiểm tra mỗi ngày 3 lần.
Khi có sự thay đổi các chỉ số kỹ thuật thì xử lý bổ sung ngay vào thời điểm phát hiện theo khuyến cáo của kỹ sư Công ty Cổ phần Thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam hướng dẫn. Theo đó, định kỳ t
ay nước và xi-phông ao nuôi mỗi ngày, giúp môi trường ao nuôi ổn định, tôm phát triển tốt.
Tại huyện Cái Nước, đoàn đến kiểm tra mô hình nuôi tôm công nghiệp mật độ cao 200 con/m2 theo công nghệ của Công ty Việt - Úc Bạc Liêu ở hộ ông Lâm Thành Kính, ấp Hoà Trung, xã Lương Thế Trân.
Với diện tích ao nuôi 200m2, ông Kính thả 40.000 con giống, đến nay tôm phát triển tốt. Ðây là mô hình được Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty Việt - Úc Bạc Liêu thực hiện nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân ít đất sản xuất.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đánh giá cao hiệu quả của các mô hình này.
Do diện tích ao nhỏ nên ao nuôi dễ quản lý so với loại hình nuôi ao đất luôn bị ô nhiễm, khó kiểm soát như hiện nay. Nếu các mô hình này chứng minh tính hiệu quả vượt trội thì các ngành chuyên môn liên quan cần tổ chức nhân rộng để nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Đinh Xuân Bền, Phó Chủ tịch UBND phường Đại Yên (Quảng Ninh), cho biết: Trước đây người dân chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở khu vực bãi triều và những ruộng cấy lúa kém hiệu quả.

Cụ thể, giá bán buôn đường (có thuế giá trị gia tăng) tại nhà máy đường trong tuần qua ở miền Bắc là 11.163 – 12.350 đồng/kg, miền Trung, Tây Nguyên là 12.100 – 12.385 đồng/kg, còn các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL dao động từ 11.700 – 12.150 đồng/kg. Đây là mức giá cao hơn giá đường tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Qua các lớp tập huấn, bà con được các chuyên gia cung cấp một số kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất cà phê. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là để biết được đất trồng có phù hợp với cây cà phê hay không thì cần phải mang đi xét nghiệm. Sau một thời gian, bà con được hướng dẫn cách bón phân dựa trên kết quả xét nghiệm đất như bổ sung phân chuồng, vi lượng... và phương pháp bón phân cũng rất khác so với làm thông thường.

Với ngư trường rộng và thuận lợi, thêm vào đó là kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng hải sản lâu đời của người dân, Quảng Ninh là địa bàn có sản lượng thuỷ sản cao. Tuy nhiên, hiện nay không ít các đơn vị chế biến thuỷ sản trên địa bàn lại khó mua nguyên liệu ngay trên “sân nhà”. Việc này đã khiến cho hầu hết các đơn vị này chỉ hoạt động được hơn 40% công suất.

Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.