Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long

Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long
Ngày đăng: 20/05/2012

Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.

Theo đó, sau hơn 10 tháng thực hiện mô hình (từ tháng 7/2011 - tháng 5/2012), với 24 ha tại huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, đã cho kết quả khả quan. Chế phẩm Chitosan đã giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, phòng ngừa một số nấm bệnh hại trên cây thanh long. Từ đó giảm lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật từ 10 - 15%; tăng chất lượng cảm quan trái thanh long, tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế so với đối chứng. Bên cạnh đó, góp phần làm giảm nấm bệnh, tỷ lệ và cấp độ trái hư hỏng, kéo dài thời gian tồn trữ sau khi thu hoạch…

Được biết, Chitosan là chế phẩm sinh học mới, được Công ty CPTM&SX Thái Việt Mỹ nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đây là dẫn xuất của Chitin, được lấy từ vỏ tôm. Do đó có khả năng tạo màng, được sử dụng trong bảo quản thực phẩm, làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả.

Có thể bạn quan tâm

Thả Hơn 11 Vạn Cá Giống Xuống Sông Giá Thả Hơn 11 Vạn Cá Giống Xuống Sông Giá

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

22/08/2013
Lợi Nhuận Cao Từ Nuôi Cá Tai Tượng Lợi Nhuận Cao Từ Nuôi Cá Tai Tượng

Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...

22/08/2013
Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Khá Lên Nhờ Nuôi Bò

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

22/08/2013
Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão Người Trồng Rau Hà Nội Khó Khăn Sau Bão

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.

22/08/2013
Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg Giá Thành Sản Xuất Tăng, Nông Dân Lãi 242 – 1.342 Đồng/kg

Kết quả điều tra giá thành sản xuất thực tế vụ hè - thu 2013 của tỉnh là 3.858 đ/kg, tăng 454 đ/kg so với giá thành vụ hè - thu 2012. Với giá thành trên, người trực tiếp sản xuất lãi 242 đ/kg – 1.342 đ/kg (tại thời điểm khảo sát giá lúa khô là 4.100 đ/kg – 5.200 đ/kg).

22/08/2013