Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng
Ngày đăng: 13/08/2015

Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng “tiêu diệt” hầu hết các loại nấm bệnh gây thối rễ cây đậu phụng. Các CP nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho đậu phụng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây, phòng một số nấm bệnh gây hại.

Tại thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, ông Nguyễn Lộc, tham gia mô hình (MH) sử dụng CP Trichoderma trong canh tác đậu phụng, cho biết: Tại cánh đồng này mấy năm trước trồng đậu phụng thường bị bệnh héo rũ phá hại. Khi sử dụng CP Trichoderma đã đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 30,8 tạ/ha, tỉ lệ bệnh chỉ có 9%, thấp hơn ruộng ngoài MH không sử dụng CP Trichoderma là 23%, góp phần cải tạo đất; lợi nhuận gần 1,1 triệu đồng/sào/vụ, tăng hơn 830 ngàn đồng/sào so với đối chứng.

MH trồng đậu phụng thâm canh sử dụng CP Trichoderma tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát có tỉ̉ lệ nhiễm bệnh chết yểu thấp, từ 4,5 - 6,5%; năng suất đạt 40,5 tạ/ha, tăng hơn 6,75 tạ/ha so với ngoài MH; lợi nhuận trong MH đạt 69,64 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH 16,22 triệu đồng/ha. Ông Phan Sỹ Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho biết: MH này giúp nông dân Cát Trinh nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất đậu phụng theo hướng phòng trừ tổng hợp, sử dụng CP Trichoderma và các CP phân bón qua lá hợp lý, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, áp dụng các biện pháp KHKT mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích.

Vụ Hè Thu này, MH trồng đậu phụng thâm canh, sử dụng CP Trichoderma, trên đất lúa thiếu nước tại thôn 6, xã An Trung (huyện An Lão), cho lợi nhuận gấp 3 lần so với trồng lúa; năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha, cao hơn ngoài MH 17 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn 8,15 triệu đồng/ha.

Theo ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN): “Qua kết quả áp dụng trong thực tiễn sản xuất cho thấy, việc ứng dụng CP Trichoderma mang lại nhiều lợi ích đối với cây đậu phụng. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nông dân trồng đậu phụng phòng chống bệnh hại, vừa giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh Cá Lại Chết Trên Rạch Tây Ninh

Dọc theo cầu Thái Hòa đến khu vực cầu Nổi rạch Tây Ninh, dưới mé sông, đủ loại cá ngoi đầu lên mặt nước đớp không khí. Một người dân tên Tú (ở gần cầu Bến Chùa, xã Thanh Điền, Châu Thành) cho biết, từ sáng sớm anh đã thấy cá nổi nhiều trên rạch nên chèo ghe đi vớt. Chỉ chưa đầy một buổi mà vớt được gần chục ký cá.

07/08/2014
Anh Diến Làm Kinh Tế Giỏi Anh Diến Làm Kinh Tế Giỏi

Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn chúng tôi đến thăm gia đình anh Lại Văn Diến, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn là hộ gia đình hội viên nông dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

28/07/2014
Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16 Khai Mạc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Thủy Sản Việt Nam Lần Thứ 16

Sáng ngày 6/8, Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản Việt Nam (VietFish) lần thứ 16 năm 2014 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hồ Chí Minh.

07/08/2014
Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy Công Tác Khuyến Nông Khuyến Lâm Ở Lạc Thủy

Những năm qua, Trạm khuyến nông - khuyến lâm huyện Lạc Thủy đã làm tốt chức năng cầu nối chuyển giao tiến bộ KHKT, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đây là động lực quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

28/07/2014
Bấp Bênh Cá Mú Nghệ Bấp Bênh Cá Mú Nghệ

Cá mú nghệ trước đây được xuất khẩu hoàn toàn qua Đài Loan. 2 năm nay, thị trường này không nhập khẩu nữa, người nuôi cá mú nghệ tại vùng đìa Bãi Giếng Nam (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đứng ngồi không yên.

07/08/2014