Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng
Ngày đăng: 13/08/2015

Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng “tiêu diệt” hầu hết các loại nấm bệnh gây thối rễ cây đậu phụng. Các CP nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho đậu phụng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây, phòng một số nấm bệnh gây hại.

Tại thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, ông Nguyễn Lộc, tham gia mô hình (MH) sử dụng CP Trichoderma trong canh tác đậu phụng, cho biết: Tại cánh đồng này mấy năm trước trồng đậu phụng thường bị bệnh héo rũ phá hại. Khi sử dụng CP Trichoderma đã đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 30,8 tạ/ha, tỉ lệ bệnh chỉ có 9%, thấp hơn ruộng ngoài MH không sử dụng CP Trichoderma là 23%, góp phần cải tạo đất; lợi nhuận gần 1,1 triệu đồng/sào/vụ, tăng hơn 830 ngàn đồng/sào so với đối chứng.

MH trồng đậu phụng thâm canh sử dụng CP Trichoderma tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát có tỉ̉ lệ nhiễm bệnh chết yểu thấp, từ 4,5 - 6,5%; năng suất đạt 40,5 tạ/ha, tăng hơn 6,75 tạ/ha so với ngoài MH; lợi nhuận trong MH đạt 69,64 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH 16,22 triệu đồng/ha. Ông Phan Sỹ Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho biết: MH này giúp nông dân Cát Trinh nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất đậu phụng theo hướng phòng trừ tổng hợp, sử dụng CP Trichoderma và các CP phân bón qua lá hợp lý, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, áp dụng các biện pháp KHKT mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích.

Vụ Hè Thu này, MH trồng đậu phụng thâm canh, sử dụng CP Trichoderma, trên đất lúa thiếu nước tại thôn 6, xã An Trung (huyện An Lão), cho lợi nhuận gấp 3 lần so với trồng lúa; năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha, cao hơn ngoài MH 17 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn 8,15 triệu đồng/ha.

Theo ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN): “Qua kết quả áp dụng trong thực tiễn sản xuất cho thấy, việc ứng dụng CP Trichoderma mang lại nhiều lợi ích đối với cây đậu phụng. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nông dân trồng đậu phụng phòng chống bệnh hại, vừa giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và lợi nhuận.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại Nâng cao hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại

Nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) là vấn đề mang ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của nhiều ngành sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng, tham gia các định ước thương mại tự do (FTAs).

22/10/2015
 Phí, phụ phí xuất nhập khẩu giảm không đáng kể Phí, phụ phí xuất nhập khẩu giảm không đáng kể

Theo nhiều doanh nghiệp, những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa tuy góp phần giảm đáng kể chi phí nhưng chưa được như kỳ vọng.

22/10/2015
Đẩy mạnh giao thương vùng Đông Bắc Đẩy mạnh giao thương vùng Đông Bắc

Từ ngày 24 - 30/10/2015 tại thành phố Tuyên Quang sẽ diễn ra Hội chợ Công nghiệp - Thương mại vùng Đông Bắc năm 2015 do Trung tâm Khuyến công và xúc tiến Thương mại (Sở Công Thương Tuyên Quang) phối hợp với Công ty cổ phần Hội chợ triển lãm quốc tế (VINEXPO) tổ chức.

22/10/2015
Cá ruộng chờ giá và nước lũ Cá ruộng chờ giá và nước lũ

Mấy năm trở lại đây, mô hình nuôi cá ruộng được nông dân huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ nhân rộng bởi nuôi cá ruộng chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, nhưng lợi nhuận từ mô hình khá hấp dẫn.

22/10/2015
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Để tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, giảm tối đa diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng và nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh và lây lan.

22/10/2015