Sống khỏe ở khu định cư mới

Đây là dự án di dân từ nơi ở cũ ở bản Dấu Cỏ sang khu TĐC mới (nay là bản Hạ Thành) được Sở NNPTNT Phú Thọ triển khai từ năm 2010, đến nay đã cơ bản hoàn thành.
Tại khu TĐC Hạ Thành, các công trình cơ sở hạ tầng, điện, nước, đường giao thông đều đã được xây dựng xong rất hiện đại, khang trang.
Ông Phiến cho biết: Sau khi các công trình được xây dựng xong, 18 hộ đồng bào dân tộc Dao thuộc bản Dấu Cỏ đã chuyển đến ở, 2 hộ còn lại đã đồng ý nhưng đang chờ ngày đẹp sẽ chuyển sau.
“Đến khu ở mới, ngoài việc được đền bù nhà, đất ở cũ, các hộ còn được hỗ trợ đất sản xuất, cùng nhiều chính sách ưu tiên khác nữa, nên đồng bào ai cũng phấn khởi, rất yên tâm ổn định cuộc sống sản xuất” – ông Phiến chia sẻ.
Tại khu TĐC Hạ Thành, các khu nhà mái bằng, nhà tầng xây san sát với nhau như ở các khu đô thị lớn, nhiều ngôi nhà đang tiếp tục được hoàn thiện.
Gặp ai chúng tôi cũng được tiếp đón bằng những nụ cười rất tươi.
Đang tất bật tưới cho luống rau xanh mới trồng, bà Đặng Thị Hoa bảo: “Ban đầu chuyển ra ở nhà mái bằng thấy bỡ ngỡ, nhưng giờ đã quen rồi.
Nhà sạch, không có ruồi muỗi, thích lắm”.
Cùng niềm vui với bà Hoa, anh Lê Văn Chiêu – Trưởng bản Hạ Thành bảo: “Nhà tôi trước ở trên khu xạ hiếm sợ lắm, gia đình có 7 khẩu thì ai cũng hay bị đau ốm vặt, nhưng từ khi chuyển ra khu TĐC mới, mọi người đều khỏe ra, ít bị ốm.
Gà, lợn nuôi cũng nhanh lớn hơn nên rất yên tâm”.
Vẫn theo anh Chiêu, ở bản cũ trước tồn tại khu xạ hiếm nên bà con trong bản rất lo lắng, nhiều phụ nữ hay bị sảy thai, hoặc đẻ non, nhiều trẻ em sinh ra cũng bị ảnh hưởng như bị tâm thần, dị tật bẩm sinh… "Về sau các nhà khoa học đến kiểm tra, khảo sát mới phát hiện tại đây tồn tại khí xạ hiếm nguy hiểm, khuyên bà con nên chuyển đi.
Chính quyền cũng tích cực vận động đến khu TĐC mới, ai cũng ủng hộ" - anh Chiêu cho hay.
Theo ông Phiến, việc di dân ra khu TĐC mới được bà con đồng thuận cao, tuy nhiên dù các cơ sở vật chất như nhà, đường, điện được xây dựng kiên cố, hiện đại, nhưng về vấn đề nước sạch, phần lớn các hộ ở bản Hạ Thành hiện giờ phải trông vào nguồn nước tại bể dự trữ trên núi, còn hệ thống nước do đơn vị thi công khu TĐC thì phập phù, lúc có lúc không...
Có thể bạn quan tâm

Có thể căn cứ vào độ phì nhiêu và lượng chất dinh dưỡng trong đất có thể cung cấp cho cây trồng mà bón phân. Ví dụ, đất chua phèn thường thiếu lân, đất cát thiếu kali, đất đỏ thiếu lưu huỳnh. Hoặc căn cứ vào độ pH của đất để chọn loại phân thích hợp. Đất chua nên bón phân lân nung chảy hoặc bột Apatit, hạn chế sử dụng các loại phân gây chua (SSP, SA, K2SO4…).

Măng Tây là loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao được dùng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp, sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây măng tây đã được đưa vào trồng tại huyện Củ Chi vào năm 2006, tuy giá thành cao nhưng cần chú ý đến việc phòng trị bệnh

Gia đình anh Đặng Trường Thành (SN 1949) ngụ xã Tân Khánh Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp từ hộ nghèo vươn lên có cuộc sống ổn định thông qua mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc và xoài Đài Loan. Nhờ cần cù lao động, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên vườn xoài của gia đình đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Hiện nay, tại huyện Cầu Ngang - khu nuôi tôm tập trung lớn nhất của tỉnh Trà Vinh, hàng ngàn hộ nuôi tôm đang điêu đứng vì dịch bệnh, nhiều người đang lâm vào cảnh nợ nần… trong khi thời vụ đã cạn dần mà ngành chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục.

Ông Trần Rô (thôn 2, xã Cẩm Thanh, Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) là người đã ươm thành công giống dừa nước vùng ngập mặn từ trái với số lượng lớn