Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.
Theo anh Đức, tại vùng đất Lê Minh Xuân này anh trồng nhiều loại cây từ lúa, mía đến cây hoa cảnh, nhưng hầu như chúng đều không mang lại hiệu quả kinh tế. Riêng đối với cây dừa, trước đây cũng có nhiều người trồng để bán, nhưng đó là loại dừa thường, trái to nhưng ít ngọt, giá cả thấp.
Vào năm 2008, từ gợi ý của người quen, anh Đức đã lặn lội xuống tận Tiền Giang tìm mua giống dừa xiêm Mã Lai về trồng thay thế các cây có giá trị kinh tế thấp. Ban đầu anh mua 120 cây giống trồng thử nghiệm trên diện tích đất 5.000m2, với tổng kinh phí trên 20 triệu đồng. Đến năm thứ 3, dừa bắt đầu cho thu hoạch. Khác với các loại dừa khác, loại dừa này mặc dù cây thấp nhưng cho trái quanh năm. Bất kể mùa mưa hay mùa khô thì nước dừa vẫn giữ được vị ngọt thanh đặc trưng, được thị trường rất ưa chuộng. Các thương lái tìm đến tận vườn mua dừa, bên cạnh đó nhiều người ở trung tâm thành phố cũng đặt hàng sản phẩm dừa của gia đình.
Nhờ được chăm sóc kỹ nên vườn dừa nhà anh Đức cho trái sum suê, cứ khoảng 20 ngày nhà anh lại hái một lần, với sản lượng trung bình 1.000 trái/đợt. Có lúc cao điểm sản lượng thu hoạch lên đến 1.800 trái/đợt. Với giá từ 6.000 – 7.000 đồng/trái, mỗi đợt gia đình anh thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng.
Anh Đức cho biết trồng dừa không tốn nhiều công sức, ban đầu thì chịu khó bón phân, xịt thuốc, khi cây lớn rồi thì không cần phải chăm sóc nhiều. Chỉ một mình anh cũng có thể quán xuyến hết công việc và thậm chí còn dư thời gian để làm các công việc khác. Nhận thấy cây dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đang mở rộng diện tích vườn để trồng thêm 50 cây nữa.
Bên cạnh việc phát triển vườn dừa của gia đình, anh Đức còn giới thiệu cho người thân, bạn bè chuyển đổi cây trồng kém giá trị kinh tế sang trồng dừa. Anh cũng nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ trồng dừa khác trong khu vực. Cũng chính vì vậy mà hiện nay tại xã Lê Minh Xuân phong trào trồng dừa xiêm Mã Lai đang phát triển mạnh.
Bên cạnh trồng dừa, anh Đức còn mở trang trại nuôi cá sấu và trồng mía. Anh được bầu chọn là nông dân kinh doanh sản xuất giỏi cấp huyện trong 3 năm trở lại đây.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, ngoài việc đẩy mạnh xây dựng vùng nuôi theo quy trình tiên tiến, Vĩnh Long sẽ tăng cường quản lý chất lượng cá tra giống theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phối hợp đấu tranh có hiệu quả với các rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật.

Nghề đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) từ lâu nay được biết đến là một trong những nghề có thu nhập "khủng" của ngư dân vùng biển. Song, để có nguồn thu nhập đó là điều không đơn giản. Có đi, nghe và thấy mới hiểu được những những khó khăn của ngư dân trong những đêm trắng mưu sinh trên biển "săn lộc trời"!

Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.

Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…