Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Biển

Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cua Biển
Ngày đăng: 24/12/2013

Cùng với việc phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, những cánh đồng lúa cao sản, mở rộng các dự án chăn nuôi tập trung, gần đây TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã đẩy mạnh nuôi các loài thuỷ, hải sản có giá trị kinh tế cao.

Một trong những loài thuỷ, hải sản được thị xã đưa vào nuôi thả theo hướng bền vững đó là cua biển. Mô hình này đang được nhiều hộ dân trên địa bàn thị xã đưa vào nuôi thả, mở ra hướng phát triển mới cho bà con nông dân, từng bước xây dựng thương hiệu “Cua biển Quảng Yên”.

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi cua của gia đình ông Lê Văn Kỷ, phường Tân An - một trong những hộ có thâm niên nuôi cua của TX Quảng Yên thì được ông Kỷ cho biết: Gia đình ông có hơn 2ha nuôi cua ở vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung Đông Yên Hưng.

Dù đã có thâm niên gần chục năm nuôi cua, nhưng nhiều năm trước, ông vẫn phải đi tận TX Đồ Sơn (TP Hải Phòng) hoặc về tỉnh Thái Bình để mua cua giống về thả nuôi. Nhưng như vậy, chi phí vận chuyển, đi lại tốn kém mà chất lượng cua thực sự chưa đạt yêu cầu như mong muốn.

Để giảm bớt chi phí, năm nay, ông Kỷ mua hơn 2 vạn cua giống tại Công ty TNHH Minh Hàn (có trụ sở tại thôn 3, xã Hoàng Tân, TX Quảng Yên) đưa vào nuôi thả. Sau hơn 3 tháng, gia đình ông đã thực hiện thu tỉa được hơn 2 tấn cua thương phẩm, trị giá trên 400 triệu đồng, cao hơn hẳn so với nhiều năm trước.

Từ thành công của gia đình ông Kỷ và một số hộ nuôi cua thương phẩm trên địa bàn thị xã, mô hình nuôi cua biển thương phẩm đã được Sở KHCN tỉnh, TX Quảng Yên và Công Ty TNHH Minh Hàn tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Trong đó, Công ty TNHH Minh Hàn là đơn vị tiếp nhận KHCN “Mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cua biển” do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản III tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà) trực tiếp hướng dẫn chuyển giao.

Sau thời gian ngắn triển khai thực hiện tại địa phương, hai mục tiêu quan trọng là: Sản xuất cua giống và nuôi cua thương phẩm đã được Công ty này thực hiện thành công. Nhờ đó, đã cung cấp cua giống đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu nuôi cua của bà con trong và ngoài tỉnh.

Các phòng chức năng của TX Quảng Yên đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn, tạo điều kiện để bà con tham gia học tập, nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong thả nuôi cua biển. Nhờ có kiến thức về nuôi cua, nên đến nay đã có hàng chục hộ trên địa bàn tham gia mô hình này; nhiều hộ đã chuyển đổi các mô hình sản xuất kém hiệu quả sang đầu tư mở rộng ao đầm để thả nuôi của biển với số lượng lớn hơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Đức Thành, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, TX Quảng Yên cho biết: “Việc đưa vào nuôi cua biển trên địa bàn TX Quảng Yên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trung bình mỗi năm cho sản lượng từ 40-50 tấn cua thương phẩm, trị giá trên 10 tỷ đồng.

Để nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển bền vững, nhất là nuôi cua biển thương phẩm, TX Quảng Yên đang tiếp tục tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng cho các vùng nuôi. Đồng thời tiếp tục tái cơ cấu sản xuất, chuyển đổi từ nuôi trồng nhỏ lẻ sang tập trung và theo hướng an toàn sinh học, kiểm soát được dịch bệnh, cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, TX Quảng Yên đang từng bước xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cua biển Quảng Yên”, nhằm làm phong phú thêm những thương hiệu nông sản, hải sản của địa phương. Đồng thời, tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha Mô Hình “Sản Xuất Và Thâm Canh Tổng Hợp Cho Cây Mía Phục Vụ Chế Biến Đường Công Nghiệp” Đạt 75 Tấn/ha

Năm 2014, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình “Sản xuất và thâm canh tổng hợp cho cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp” tại xã Xuân Châu (Thọ Xuân) với quy mô 5 ha, 5 hộ tham gia bằng giống mía Quế Đường 94-119.

27/11/2014
Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU Đăng Ký Chỉ Dẫn Địa Lý Thanh Long Bình Thuận Sang Các Nước EU

Chỉ dẫn địa lý (geographical Indication- GI) trên sản phẩm sẽ chỉ rõ một sản phẩm có nguồn gốc ở một vùng hoặc một địa danh cụ thể và gắn liền với những phương thức sản xuất truyền thống có danh tiếng.

26/06/2014
Mở Cửa Cho Bắp Biến Đổi Gien Mở Cửa Cho Bắp Biến Đổi Gien

Trước đó, Bộ NN-PTNT cũng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho các loại bắp BĐG NK603 và MON 89034 của Công ty Dekalb VN; GA21 và MIR162 của Công ty Syngenta VN. Như vậy các quy trình cấp phép đã gần như hoàn tất và những giống bắp biến đổi gien có thể đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2015.

27/11/2014
Giống Bơ Trái Vụ Đắt Hàng Giống Bơ Trái Vụ Đắt Hàng

Nhận biết được điều này, ngay từ đầu mùa mưa năm nay, bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang đổ xô về khu vực TP Buôn Ma Thuột (khu vực đóng chân của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm Tây Nguyên) để tìm mua cây giống.

26/06/2014
Nông Sản Việt Và Thời Cơ Để Đổi Mới Cách Làm Ăn Nông Sản Việt Và Thời Cơ Để Đổi Mới Cách Làm Ăn

Theo một số doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý, trong khó khăn, rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc cũng có nhiều cơ hội để nâng tầm nông sản và cả phương thức mua bán của phía Việt Nam.

26/06/2014