Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 19/01/2015

Tỉnh Sơn La hiện có 2.488 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, cùng với 20.900 ha lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong vùng phát huy lợi thế để phát triển kinh tế.

Trong thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh ta đã và đang phát triển với nhiều phương thức đa dạng, như: cá lồng bè, cá hồ chứa, cá ao, nước chảy, nuôi cá kết hợp với cấy lúa...
Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.
Hiện, trên lòng hồ thủy điện Sơn La có 1 HTX và 1 doanh nghiệp đã nuôi thử nghiệm thành công cá tầm thương phẩm; một số doanh nghiệp khác nuôi ở hồ thủy lợi, các trang trại có điều kiện thích hợp tại Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên...
Để làm tăng nguồn lợi thủy sản, trong 2 năm (2013 - 2014), Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp thả giống bổ sung lòng hồ thuỷ điện Sơn La trên 100.000 con cá giống các loại bao gồm: mè trắng, mè hoa, chép, anh vũ, chiên, lăng chấm, rầm xanh.
Đồng thời, triển khai nhiều dự án góp phần xóa đói, giảm nghèo như Dự án phát triển nuôi cá lồng hồ chứa thủy điện Hòa Bình tại xã Quy Hướng (Mộc Châu) quy mô 130 lồng, hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tận dụng lợi thế mặt nước sẵn có của vùng lòng hồ, tận dụng nguồn thức ăn từ ngô, sắn, cỏ, lá và phụ phẩm nông nghiệp... Sau 8 tháng nuôi, các hộ đã thu được trên dưới 20 triệu đồng/lồng cho lãi ròng trên 10 triệu đồng/lồng.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Sơn La thường xuyên phối hợp với các huyện, thành phố hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, chăm sóc cá nuôi; phòng, chống rét trị bệnh; ứng dụng nuôi các loài có giá trị kinh tế cao vào thực tế, như tôm càng xanh tại các huyện: Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Thuận Châu; các trang trại nuôi ba ba gai tại Sông Mã; cá hồi ở Mộc Châu; một số mô hình nuôi giun quế, nuôi lươn tại Yên Châu và Mai Sơn...
Ông Dương Văn Biểng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết: Để nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản, Chi cục đã kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở trong công tác phòng chống rét, cải tạo ao, thả giống và chăm sóc cá đúng kỹ thuật; hiện tỉnh ta có 14 trại sản xuất giống, trong năm 2014 đã sản xuất 45 triệu con cá giống các loại, 400 nghìn con ba ba giống.
Ngoài nuôi cá truyền thống, còn có một số loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: ba ba gai, ếch, lươn, tôm càng xanh, cá hồi, cá tầm… bên cạnh đó còn có 514 lồng cá các loại đang được nuôi trên 2 lòng hồ thủy điện.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm qua ước đạt trên 5.400 tấn, vào thời điểm nay, do hồ thủy điện đã tích nước, nguồn lợi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, số ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản tăng, với lượng khai thác thủy sản đạt trên 1.000 tấn.
Nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang từng bước được coi trọng, nhiều loài có giá trị kinh tế cao được nuôi rộng rãi. Trong thời gian tới, tỉnh ta cần mở ra hướng phát triển thử nghiệm thêm một số đối tượng nuôi thích hợp khác góp phần tăng thêm nguồn thực phẩm có giá trị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào khu vực tái định cư khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.


Có thể bạn quan tâm

Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang) Từ Hiệu Quả Của Cây Nếp Phú Tân (An Giang)

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

14/11/2013
Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm Chè Sạch Từ Ý Thức Đến Sản Phẩm

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

14/11/2013
Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái Xứng Đáng Với Tiếng Thơm Của Chè Thái

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

14/11/2013
Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê Thách Thức Nước Tưới Cho Cây Cà Phê

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.

14/11/2013
Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều Chú Ý Bọ Đục Chồi Gây Hại Trên Cây Điều

Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện nay là thời điểm sâu bệnh gây hại trên cây điều phát triển mạnh. Các loại sâu hại phổ biến là: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư... gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Chỉ tính từ ngày 22 đến ngày 28-10, diện tích bị bọ xít muỗi gây hại trên cây điều trong tỉnh là 108 ha, trong đó mức độ nhẹ 98 ha, trung bình 10 ha (tăng 9 ha so với kỳ trước). Do vậy, nông dân cần chú ý bọ đục chồi trong thời gian tới.

14/11/2013