Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 19/01/2015

Tỉnh Sơn La hiện có 2.488 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, cùng với 20.900 ha lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong vùng phát huy lợi thế để phát triển kinh tế.

Trong thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh ta đã và đang phát triển với nhiều phương thức đa dạng, như: cá lồng bè, cá hồ chứa, cá ao, nước chảy, nuôi cá kết hợp với cấy lúa...
Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.
Hiện, trên lòng hồ thủy điện Sơn La có 1 HTX và 1 doanh nghiệp đã nuôi thử nghiệm thành công cá tầm thương phẩm; một số doanh nghiệp khác nuôi ở hồ thủy lợi, các trang trại có điều kiện thích hợp tại Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên...
Để làm tăng nguồn lợi thủy sản, trong 2 năm (2013 - 2014), Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp thả giống bổ sung lòng hồ thuỷ điện Sơn La trên 100.000 con cá giống các loại bao gồm: mè trắng, mè hoa, chép, anh vũ, chiên, lăng chấm, rầm xanh.
Đồng thời, triển khai nhiều dự án góp phần xóa đói, giảm nghèo như Dự án phát triển nuôi cá lồng hồ chứa thủy điện Hòa Bình tại xã Quy Hướng (Mộc Châu) quy mô 130 lồng, hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tận dụng lợi thế mặt nước sẵn có của vùng lòng hồ, tận dụng nguồn thức ăn từ ngô, sắn, cỏ, lá và phụ phẩm nông nghiệp... Sau 8 tháng nuôi, các hộ đã thu được trên dưới 20 triệu đồng/lồng cho lãi ròng trên 10 triệu đồng/lồng.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Sơn La thường xuyên phối hợp với các huyện, thành phố hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, chăm sóc cá nuôi; phòng, chống rét trị bệnh; ứng dụng nuôi các loài có giá trị kinh tế cao vào thực tế, như tôm càng xanh tại các huyện: Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Thuận Châu; các trang trại nuôi ba ba gai tại Sông Mã; cá hồi ở Mộc Châu; một số mô hình nuôi giun quế, nuôi lươn tại Yên Châu và Mai Sơn...
Ông Dương Văn Biểng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết: Để nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản, Chi cục đã kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở trong công tác phòng chống rét, cải tạo ao, thả giống và chăm sóc cá đúng kỹ thuật; hiện tỉnh ta có 14 trại sản xuất giống, trong năm 2014 đã sản xuất 45 triệu con cá giống các loại, 400 nghìn con ba ba giống.
Ngoài nuôi cá truyền thống, còn có một số loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: ba ba gai, ếch, lươn, tôm càng xanh, cá hồi, cá tầm… bên cạnh đó còn có 514 lồng cá các loại đang được nuôi trên 2 lòng hồ thủy điện.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm qua ước đạt trên 5.400 tấn, vào thời điểm nay, do hồ thủy điện đã tích nước, nguồn lợi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, số ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản tăng, với lượng khai thác thủy sản đạt trên 1.000 tấn.
Nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang từng bước được coi trọng, nhiều loài có giá trị kinh tế cao được nuôi rộng rãi. Trong thời gian tới, tỉnh ta cần mở ra hướng phát triển thử nghiệm thêm một số đối tượng nuôi thích hợp khác góp phần tăng thêm nguồn thực phẩm có giá trị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào khu vực tái định cư khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Soát Chặt Chất Cấm Trong Chăn Nuôi Kiểm Soát Chặt Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng tại sáu tỉnh thành là TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra các địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán các chất cấm trong chăn nuôi.

23/08/2014
Nơi Mang Đến Cho Nông Dân Những Cây Trồng Ưu Việt Nhất Nơi Mang Đến Cho Nông Dân Những Cây Trồng Ưu Việt Nhất

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

04/09/2014
Trung Quốc Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch, Doanh Nghiệp Điêu Đứng Trung Quốc Ngưng Nhập Khẩu Gạo Tiểu Ngạch, Doanh Nghiệp Điêu Đứng

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

23/08/2014
Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ Thời Vụ Nhìn Từ Thành Công Lúa Chạy Lũ Đức Thọ

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

04/09/2014
Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê Hỗ Trợ Vốn Và Kỹ Thuật Tái Canh Cây Cà Phê

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

23/08/2014