Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản

Sơn La Phát Huy Hiệu Quả Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 19/01/2015

Tỉnh Sơn La hiện có 2.488 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, cùng với 20.900 ha lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân trong vùng phát huy lợi thế để phát triển kinh tế.

Trong thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản tỉnh ta đã và đang phát triển với nhiều phương thức đa dạng, như: cá lồng bè, cá hồ chứa, cá ao, nước chảy, nuôi cá kết hợp với cấy lúa...
Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.
Hiện, trên lòng hồ thủy điện Sơn La có 1 HTX và 1 doanh nghiệp đã nuôi thử nghiệm thành công cá tầm thương phẩm; một số doanh nghiệp khác nuôi ở hồ thủy lợi, các trang trại có điều kiện thích hợp tại Mộc Châu, Thuận Châu, Phù Yên...
Để làm tăng nguồn lợi thủy sản, trong 2 năm (2013 - 2014), Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp thả giống bổ sung lòng hồ thuỷ điện Sơn La trên 100.000 con cá giống các loại bao gồm: mè trắng, mè hoa, chép, anh vũ, chiên, lăng chấm, rầm xanh.
Đồng thời, triển khai nhiều dự án góp phần xóa đói, giảm nghèo như Dự án phát triển nuôi cá lồng hồ chứa thủy điện Hòa Bình tại xã Quy Hướng (Mộc Châu) quy mô 130 lồng, hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, tận dụng lợi thế mặt nước sẵn có của vùng lòng hồ, tận dụng nguồn thức ăn từ ngô, sắn, cỏ, lá và phụ phẩm nông nghiệp... Sau 8 tháng nuôi, các hộ đã thu được trên dưới 20 triệu đồng/lồng cho lãi ròng trên 10 triệu đồng/lồng.
Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản Sơn La thường xuyên phối hợp với các huyện, thành phố hướng dẫn kỹ thuật cải tạo ao, chọn và thả giống, chăm sóc cá nuôi; phòng, chống rét trị bệnh; ứng dụng nuôi các loài có giá trị kinh tế cao vào thực tế, như tôm càng xanh tại các huyện: Yên Châu, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã và Thuận Châu; các trang trại nuôi ba ba gai tại Sông Mã; cá hồi ở Mộc Châu; một số mô hình nuôi giun quế, nuôi lươn tại Yên Châu và Mai Sơn...
Ông Dương Văn Biểng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, cho biết: Để nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản, Chi cục đã kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở trong công tác phòng chống rét, cải tạo ao, thả giống và chăm sóc cá đúng kỹ thuật; hiện tỉnh ta có 14 trại sản xuất giống, trong năm 2014 đã sản xuất 45 triệu con cá giống các loại, 400 nghìn con ba ba giống.
Ngoài nuôi cá truyền thống, còn có một số loài thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: ba ba gai, ếch, lươn, tôm càng xanh, cá hồi, cá tầm… bên cạnh đó còn có 514 lồng cá các loại đang được nuôi trên 2 lòng hồ thủy điện.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong năm qua ước đạt trên 5.400 tấn, vào thời điểm nay, do hồ thủy điện đã tích nước, nguồn lợi đang trong giai đoạn phát triển mạnh, số ngư dân tham gia đánh bắt thủy sản tăng, với lượng khai thác thủy sản đạt trên 1.000 tấn.
Nghề nuôi trồng thủy sản đã và đang từng bước được coi trọng, nhiều loài có giá trị kinh tế cao được nuôi rộng rãi. Trong thời gian tới, tỉnh ta cần mở ra hướng phát triển thử nghiệm thêm một số đối tượng nuôi thích hợp khác góp phần tăng thêm nguồn thực phẩm có giá trị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào khu vực tái định cư khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.


Có thể bạn quan tâm

Giá heo hơi vẫn còn bấp bênh Giá heo hơi vẫn còn bấp bênh

Sau một thời gian giảm xuống mức thấp, từ cuối tháng 9 và đầu tháng 10-2015, giá heo hơi tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã tăng trở lại khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trong một vài ngày qua giá heo hơi đột ngột quay đầu giảm trở lại từ 1.000 - 1.500 đồng/kg.

11/10/2015
Anh Toán làm giàu từ chăn nuôi Anh Toán làm giàu từ chăn nuôi

Ở thôn Thu Cúc, xã Thụy Hưng (Thái Thụy - Thái Bình), ai cũng thán phục sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của anh Bùi Minh Toán và chị Vũ Thị Thúy. Trang trại chăn nuôi thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm là thành quả lao động miệt mài của vợ chồng người nông dân này.

11/10/2015
Lượng giá mô hình trình diễn chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học tại Hóc môn Lượng giá mô hình trình diễn chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học tại Hóc môn

Trạm khuyến Nông Hóc Môn tổ chức buổi lượng giá Mô hình trình diễn: “Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học” tại hộ bà Nguyễn Thị Bé, ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.

11/10/2015
Gà thịt giảm giá, tắc đầu ra người nuôi khó duy trì sản xuất Gà thịt giảm giá, tắc đầu ra người nuôi khó duy trì sản xuất

Theo phản ánh của bà con nông dân các địa phương, giá gà thịt hiện, giảm mạnh, đồng thời không tìm được đầu ra, khiến nhiều hộ nuôi lỗ vốn nặng.

11/10/2015
Khởi nghiệp từ nghề chăn nuôi bò sữa Khởi nghiệp từ nghề chăn nuôi bò sữa

Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Phạm Văn Hiếu ở thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng đã vượt qua hơn 50 dự án khác để giành giải Nhì cuộc thi “Khởi nghiệp kinh doanh Pernod Ricard 2014” với dự án Trang trại bò sữa.

11/10/2015