Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.
Năm 2011, chị Mách được một người bạn giới thiệu về nghề nuôi thỏ. Ban đầu chị nuôi thử vài đôi thỏ Newzealand, kết hợp với chăn nuôi gà, lợn. Sau khi đã nắm chắc kỹ thuật, biết cách chăm sóc tốt loài vật này, chị mới dồn vốn làm thêm chuồng trại. Hiện gia đình thường xuyên nuôi hơn 300 con, gồm cả thỏ bố mẹ và thương phẩm, thu lợi khoảng 60 triệu đồng/năm.
Theo chị Mách, nuôi thỏ quay vòng vốn nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ. Kỹ thuật nuôi không khó, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn là rau, cỏ, lá cây. Trung bình mỗi năm, thỏ đẻ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 8 đến 10 con. Sau ba tháng, trọng lượng đạt 2,2 - 2,7 kg/con là xuất bán.
Với ưu điểm thịt thơm ngon nên thỏ Newzealand được khách hàng ở Quảng Ninh và Hà Nội đến tận nơi đặt hàng. Một số hãng dược phẩm cũng thu mua phục vụ chế biến, sản xuất dược phẩm. 1 tạ thỏ thương phẩm lãi từ 4-5 triệu đồng.
Nhận thấy lợi nhuận khá, tháng 9-2013, chị Mách vận động một số hộ khác thành lập CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu, do chị làm chủ nhiệm. Vốn là một cán bộ hội năng động, dám nghĩ dám làm, sau khi tham quan những mô hình thành công trong và ngoài tỉnh, chị phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho CLB. Hiện nay, CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu có 22 thành viên, nhân được gần 400 con thỏ nái.
Ngoài việc nâng cao chất lượng thỏ thương phẩm, CLB tiếp tục phát triển đàn thỏ với quy mô ngày càng lớn hơn, chuẩn bị cung cấp sản phẩm theo hợp đồng ký với một hãng dược phẩm Nhật Bản có nhà máy tại Bắc Ninh.
Tâm huyết với nghề nuôi thỏ, chị Nguyễn Thị Mách không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ trong xã, mở ra triển vọng phát triển một nghề mới trên địa bàn Trần Thị Bản.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Ðắk Song (Đắk Nông) đã tổ chức Hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại hộ ông Vũ Thanh Sơn, thôn 2, xã Thuận Hà (Ðắk Song), mô hình thử nghiệm bắt đầu từ tháng 5/2013.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.

Thái Nguyên những ngày đầu tháng 11, tiết trời se lạnh, nhưng ở các vùng chè của tỉnh vẫn sôi động, ấm áp bởi không khí chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, nhằm hướng tới việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng.