Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ

Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ
Ngày đăng: 25/05/2014

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.

Năm 2011, chị Mách được một người bạn giới thiệu về nghề nuôi thỏ. Ban đầu chị nuôi thử vài đôi thỏ Newzealand, kết hợp với chăn nuôi gà, lợn. Sau khi đã nắm chắc kỹ thuật, biết cách chăm sóc tốt loài vật này, chị mới dồn vốn làm thêm chuồng trại. Hiện gia đình thường xuyên nuôi hơn 300 con, gồm cả thỏ bố mẹ và thương phẩm, thu lợi khoảng 60 triệu đồng/năm.

Theo chị Mách, nuôi thỏ quay vòng vốn nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ. Kỹ thuật nuôi không khó, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn là rau, cỏ, lá cây. Trung bình mỗi năm, thỏ đẻ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 8 đến 10 con. Sau ba tháng, trọng lượng đạt 2,2 - 2,7 kg/con là xuất bán.

Với ưu điểm thịt thơm ngon nên thỏ Newzealand được khách hàng ở Quảng Ninh và Hà Nội đến tận nơi đặt hàng. Một số hãng dược phẩm cũng thu mua phục vụ chế biến, sản xuất dược phẩm. 1 tạ thỏ thương phẩm lãi từ 4-5 triệu đồng.

Nhận thấy lợi nhuận khá, tháng 9-2013, chị Mách vận động một số hộ khác thành lập CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu, do chị làm chủ nhiệm. Vốn là một cán bộ hội năng động, dám nghĩ dám làm, sau khi tham quan những mô hình thành công trong và ngoài tỉnh, chị phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho CLB. Hiện nay, CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu có 22 thành viên, nhân được gần 400 con thỏ nái.

Ngoài việc nâng cao chất lượng thỏ thương phẩm, CLB tiếp tục phát triển đàn thỏ với quy mô ngày càng lớn hơn, chuẩn bị cung cấp sản phẩm theo hợp đồng ký với một hãng dược phẩm Nhật Bản có nhà máy tại Bắc Ninh.

Tâm huyết với nghề nuôi thỏ, chị Nguyễn Thị Mách không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ trong xã, mở ra triển vọng phát triển một nghề mới trên địa bàn Trần Thị Bản.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thành Công Cá Lăng Trên Hồ Thủy Điện Sêrêpốk 4 Nuôi Thành Công Cá Lăng Trên Hồ Thủy Điện Sêrêpốk 4

Sau 4 tháng triển khai, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 (Đắk Lắk) cho biết đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá lăng đuôi đỏ có nguồn gốc tự nhiên tại lòng hồ 300 ha của nhà máy này.

15/12/2011
Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững Đầu Tư Cho Tam Nông: Chưa Hiệu Quả, Thiếu Bền Vững

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân sáng 18-4 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn giám sát đề nghị tăng gấp đôi đầu tư cho lĩnh vực này trong giai đoạn tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần huy động thêm nguồn lực xã hội, không thể chỉ trông chờ ngân sách.

19/04/2012
Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng Mô Hình Nuôi Nhím Kết Hợp Nuôi Thỏ Lợi Nhuận Hàng Trăm Triệu Đồng

Nông dân có sáng tạo sẽ mau làm giàu, chính vì nhờ linh động trong phát triển kinh tế, biết tìm tòi học hỏi, tìm giống cây trồng vật nuôi, áp dụng thực tế tại hộ gia đình đã được nhiều nông dân đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hộ anh Nguyễn Văn Hòa ở ấp Bình Đông 2 xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đã chọn phát triển mô hình nuôi Nhím kết hợp với nuôi Thỏ đem lại lợi nhuận hàng triệu đồng mỗi năm. Anh Hòa trở thành điển hình trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương.

08/02/2012
Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ Đại Gia Bị Nông Dân Đến Nhà Đòi Nợ

Sáng 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá. Khoảng 10 giờ 30 ngày 18.2, nhiều nông dân kéo đến cổng biệt thự của bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) trên đường 30.4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, giăng băng rôn, yêu cầu bà Hiền trả nợ tiền mua cá.

20/02/2012
Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng Diện Tích Nuôi Cá Nước Ngọt Tăng

Theo Sở NN&PTNT Bình Định, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh có xu hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, bao gồm các hình thức nuôi như quảng canh trong hồ chứa thủy lợi, nuôi trong ao, nuôi thả lồng trong các hồ chứa, nuôi trong ao lót bạt và nuôi trong ruộng lúa

03/08/2011