Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sớm Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Lợn... Không Tắm

Sớm Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Lợn... Không Tắm
Ngày đăng: 05/07/2013

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân với các bộ, ngành liên quan tại buổi làm việc với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội vừa qua về mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, hay còn gọi là “nuôi lợn không tắm”.

Nuôi lợn bằng ĐLSH

Nuôi lợn, gà bằng đệm lót sinh học (ĐLSH) đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng để tăng năng suất, góp phần bảo vệ môi trường và ở Việt Nam đã được TS Nguyễn Khắc Tuấn- nguyên Trưởng Bộ môn Thức ăn vi sinh đồng cỏ, khoa Chăn nuôi và NTTS (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) chế tạo ra loại men vi sinh mang tên “chế phẩm Banasa N01”.

Theo TS Tuấn, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn áp dụng các phương pháp truyền thống là xây dựng chuồng trại bằng xi măng, người chăn nuôi phải thường xuyên tắm cho lợn. Việc này thải ra một lượng nước lớn gây ô nhiễm môi trường.

Sau nhiều thời gian trăn trở, TS Tuấn cùng các chuyên gia ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã chế tạo được ra chế phẩm sinh học hỗ trợ cho chăn nuôi để hướng chăn nuôi theo phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với phương pháp mới này, chỉ cần sử dụng một lượt đệm lót bằng mùn cưa hoặc sử dụng bã mía, thân cây ngô, vỏ dừa trải xuống nền chuồng khoảng 60cm. Sau đó, đưa 1kg chế phẩm sinh học cho tối thiểu 35m2 là hoàn thiện một lớp ĐLSH cho chuồng trại chăn nuôi. Chỉ sau 3 ngày, chế phẩm sinh học sẽ tự sinh ra các sinh vật có lợi tiêu hủy các chất thải như phân, nước tiểu của lợn.

Vì thế, trong chuồng lợn luôn sạch sẽ, không có ruồi muỗi, lợn không phải tắm và người nuôi cũng không phải mất công xử lý chất thải. Ngoài những ưu điểm trên, vào mùa đông, ĐLSH tạo ra nhiệt ấm, rất tốt cho vật nuôi phát triển, giảm cả stress cho vật nuôi, giúp lợn tăng trưởng nhanh, giảm thời gian chăn nuôi…

Theo ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), hiện phương pháp chăn nuôi bằng ĐLSH mới ở quá trình thử nghiệm, để triển khai trên diện rộng, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để trình lên Bộ NNPTNT công nhận. Tuy nhiên, hiện đề tài đang gặp khó khăn do thiếu kinh phí triển khai nghiên cứu.

Áp dụng cả với gà

Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, sau 3 năm ứng dụng phương pháp ĐLSH trong chăn nuôi, đến nay đã có gần 3.000 hộ dân trong tỉnh Hà Nam ứng dụng phương pháp này để nuôi lợn. Để nhân rộng mô hình này, tỉnh Hà Nam đã có chính sách hỗ trợ 165.000 đồng/m2, tương đương với mức hỗ trợ đầu tư 100% làm ĐLSH cho các hộ dân tham gia mô hình.

Không chỉ dừng lại ở các hộ nuôi lợn, TS Nguyễn Khắc Tuấn còn cho biết, hiện nhiều hộ nuôi gà đã ứng dụng phương pháp này. Hiện 2 doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu về chăn nuôi gà là Japfa và Emivest cũng đã sử dụng chế phẩm sinh học của ông để ứng dụng vào chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Hiện tại, Emivest mỗi tháng mua khoảng 700kg chế phẩm sinh học và Japfa là 300- 400kg. “Chỉ cần tính đơn giản, mỗi kg chế phẩm sinh học sử dụng được tối thiểu 35m2 chăn nuôi trong thời gian ít nhất là 4 tháng thì số lượng 400 -700kg chế phẩm sinh học mà hai công ty Japfa và Emivest sử dụng trong vòng 1 tháng có thể làm đệm lót cho hàng vạn m2 diện tích chăn nuôi gà”- ông Tuấn nói


Có thể bạn quan tâm

Sắn Được Mùa, Tết No Ấm Sắn Được Mùa, Tết No Ấm

Những ngày cận Tết Nguyên Đán, đến với xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) chúng ta sẽ được hòa mình trong bầu không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân nơi đây. Trên những ngọn đồi, người dân hối hả thu hoạch sắn chuyển đến nhà máy, nguồn thu này giúp người trồng sắn có thêm điều kiện để đón một cái tết no ấm, sung túc.

02/02/2014
Nông Dân Ăn Tết Không Quên Ruộng Đồng Nông Dân Ăn Tết Không Quên Ruộng Đồng

Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Để có một vụ mùa bội thu cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hạt lúa, vui xuân, đón Tết nông dân cũng cần tăng cường thăm đồng thường xuyên, theo dõi tình hình dịch bệnh hại lúa, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và thất thường như hiện nay.

02/02/2014
Nông Dân Trúng Vụ Súp Lơ Tết Nông Dân Trúng Vụ Súp Lơ Tết

Anh Nguyễn Công Phước ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận (Ninh Phước - Ninh Thuận) trồng 1 sào súp lơ, cho biết: Năm nay sau khi thu hoạch táo, cắt cành xong, tôi trồng súp lơ xen canh.

02/02/2014
Áp Tết, Nông Dân “Méo Mặt” Vì… Rau Áp Tết, Nông Dân “Méo Mặt” Vì… Rau

Cặm cụi thu hoạch luống rau cho kịp phiên chợ, ông Hoàng Văn Tứ - xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), buồn rầu nói: “Nhà mấy miệng ăn trông chờ cả vào mấy sào rau này. Cứ tưởng sẽ kiếm được mấy đồng để gia đình ăn Tết, giờ chẳng biết phải làm sao nữa”.

02/02/2014
Phun Thuốc Đặc Trị Ngăn Chặn Bệnh Đạo Ôn Hại Lúa Phun Thuốc Đặc Trị Ngăn Chặn Bệnh Đạo Ôn Hại Lúa

Chiều 28/1, Chi Cục bảo vệ Thực vật tỉnh phối hợp với Công ty bảo vệ Thực vật An Giang tổ chức cấp phát thuốc và hướng dẫn nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Kiến 3 (TP Tuy Hòa) phun thuốc đặc trị Fuan phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa.

02/02/2014